4
/
79171
Doanh nghiệp Việt bắt đầu bàn về kinh tế tuần hoàn
doanh-nghiep-viet-bat-dau-ban-ve-kinh-te-tuan-hoan
news

Doanh nghiệp Việt bắt đầu bàn về kinh tế tuần hoàn

Thứ 5, 12/09/2019 | 17:53:38
820 lượt xem

Với kinh tế tuần hoàn, điểm cuối của quy trình sản xuất là bước tái chế, tái tạo sản phẩm thay vì thói quen đẩy thứ cuối cùng ra môi trường như hiện nay. 

Cách thức vận động của kinh tế tuần hoàn và việc áp dụng mô hình này là chủ đề chính trong hội nghị chuyên đề sáng nay (12/9), trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững do VCCI, World Bank và các Bộ ngành phối hợp tổ chức.

Bà Bùi Thị Loan, đại diện Heineken Việt Nam cho biết, kinh tế tuần hoàn là một hệ thống được xây dựng nhằm tối thiểu hóa những thứ đưa lại cho môi trường, thay vì mô hình tuyến tính như trước gắn liền với rác thải.

"Nhân loại đã tạo ra những hệ thống tuyến tính, như thói quen sản xuất, cách vận hành của vòng đời sản phẩm với một đường thẳng mà điểm cuối là đẩy những thứ còn lại ra môi trường. Thay vào đó, mô hình kinh tế sau này được xây dựng theo quy trình là một vòng tròn với những bước tái sử dụng, tái chế, tái tạo, tái sản xuất ở điểm cuối của sản phẩm", bà Loan nói.

Hoạt động thu gom rác tại một quận nội thành của Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành

Hoạt động thu gom rác tại một quận nội thành của Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành

Trên thế giới, những tập đoàn hàng đầu đã bắt đầu hoạt động theo mô hình tuần hoàn. Theo nghiên cứu của Accenture Strategy, mô hình kinh tế tuần hoàn có thể mở ra cơ hội thị trường trị giá lên tới 4.500 tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030. 

Ví dụ, IKEA cam kết ứng dụng hoàn toàn mô hình kinh tế tuần hoàn vào 2030, Lego hướng đến dùng nhựa thực vật, Carlsberg cải thiện giải pháp đóng gói giảm dùng nhựa. Tại Schneider Electric, các hoạt động kinh tế tuần hoàn chiếm 12% doanh thu và dự kiến tiết kiệm 100.000 tấn tài nguyên giai đoạn 2018-2020. Còn với Heineken, theo bà Loan, hầu hết các phụ phẩm sau khi sản xuất bia đều được tái chế, bã bia trở thành thức ăn gia súc, vỏ trấu làm nguyên liệu sinh khối, còn nước thải được xử lý trước khi đưa ra môi trường.

Ông Đỗ Thái Vương, đại diện Unilever cũng nhận định, việc thay đổi mô hình hoạt động theo hướng tuần hoàn là điều cần thiết khi vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở nên quá "nóng" và có những tác động tiêu cực đến cuộc sống. Việt Nam đứng thứ 4 trong danh sách các nước xả rác thải nhựa nhiều nhất ra biển. Đại diện Unilever cho rằng, cần thực hiện giải pháp đồng bộ, thay đổi từ những thứ nhỏ nhất như thói quen sinh hoạt của người dân để giảm thiếu vấn đề này.

"Một trong những mục tiêu cho sản phẩm của chúng tôi là tăng tối đa khả năng tuần hoàn của sản phẩm. Không chỉ giảm bớt rác thải nhựa mà kể cả các nguyên vật liệu thay thế", ông Vương nói và cho biết, ngay trong hoạt động thường ngày, văn phòng Unilever cũng không có nổi vài cái máy in bởi toàn bộ hoạt động được số hóa để ít tiêu hao giấy.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, mô hình tuần hoàn gần như chỉ áp dụng tại những tập đoàn nước ngoài, các công ty lớn. Theo ông Nguyễn Hoàng Nam, đại diện Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, hiện nay chưa có một định nghĩa thế nào là kinh tế tuần hoàn. "Chiến lược tăng trưởng xanh đã có từ Nghị định năm 2015, quyết định về quản lý tổng hợp chất thải rắn được đưa ra năm 2018, cho tới mô hình 3R được triển khai tại một số địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa có một định danh rõ ràng thế nào là kinh tế tuần hoàn trong các văn bản luật", ông Nam nói.

Chưa có một định nghĩa cụ thể, việc áp dụng kinh tế tuần hoàn hầu hết đều do nhận thức của những người chủ doanh nghiệp, hay một bộ phận nhỏ người dân. Theo đại diện Heineken, để áp dụng đồng nhất, quan trọng nhất là phải xây dựng được tư duy tuần hoàn, áp dụng từ cá nhân đến tổ chức. Còn Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường thì cho rằng, áp dụng kinh tế tuần hoàn cần có một lộ trình rõ ràng, xác định rõ vai trò các bên liên quan, vai trò kiến tạo của nhà nước, các công cụ pháp luật hỗ trợ.

"Chúng tôi hiểu rằng kinh tế tuần hoàn không phải một mô hình duy nhất áp dụng cho toàn nền kinh tế mà là sự vận hành của nhiều mô hình, cả những thứ nhỏ nhất như tư duy hành vi của từng cá nhân cụ thể. Nhưng để làm được điều này cần có một lộ trình một mục tiêu cụ thể", đại diện Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường cho biết.

Theo Minh Sơn/VnExpress

  • Từ khóa

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur

Ngày 23/11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại,...
16:57 - 23/11/2024
247 lượt xem

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
442 lượt xem

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
735 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
862 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
869 lượt xem