4
/
75011
Ngân hàng có siết vốn đổ vào bất động sản?
ngan-hang-co-siet-von-do-vao-bat-dong-san
news

Ngân hàng có siết vốn đổ vào bất động sản?

Thứ 6, 14/06/2019 | 11:44:36
1,114 lượt xem

“Lĩnh vực kinh doanh Bất động sản (BĐS) là một trong những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhưng không có nghĩa là ngân hàng hạn chế cho vay với BĐS. Ngân hàng vẫn xem xét cho vay với các dự án hiệu quả và các chủ đầu tư đủ năng lực”, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng nhà nước khẳng định.

NHNN đang lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi thông tư 36 theo hướng tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay mua BĐS trên 3 tỷ. Ảnh VTC

Dư luận đang đặc biệt quan tâm về thông tin siết tín dụng cho phân khúc bất động sản cao cấp. Tại buổi họp báo công bố thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết: “Hiện đang có sự mất cân đối trong nguồn cung thị trường. Chủ đầu tư xây dựng nhiều nhà thương mại phân khúc cao cấp, khu du lịch, nghỉ dưỡng nhưng thiếu nguồn cung nhà giá rẻ, nhà ở xã hội. Việc sửa đổi Thông tư 36 là định hướng để chủ đầu tư hướng tới tạo sản phẩm thị trường đang rất thiếu và người dân tiếp cận vốn tín dụng để mua nhà thương mại giá rẻ”.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng nhà nước tại buổi họp báo của NHNN. Ảnh SBV

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng nhà nước tại buổi họp báo của NHNN. Ảnh SBV

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến dư luận đối với Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 36, trong đó có một số nội dung siết chặt hơn đối với bất động sản do áp dụng hệ số rủi ro cao hơn đối với các khoản vay trên 3 tỉ đồng.  

Cụ thể, Dự thảo quy định khoản vay mua BĐS có số dư nợ trên 3 tỉ đồng, áp dụng hệ số rủi ro 150%, từ 1,5 tỉ đồng đến 3 tỉ đồng áp dụng hệ số 100%, dưới 1,5 tỉ đồng, các khoản vay mua nhà ở xã hội, mua nhà theo các dự án, chương trình hỗ trợ của Chính phủ áp dụng hệ số rủi ro 50% nhằm hướng tín dụng bất động sản vào nhu cầu thực của người dân, thúc đẩy phát triển phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội (phân khúc đang thiếu nguồn cung).

Tính đến ngày 31.12.2018, tổng tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bất động sản bao gồm cho vay kinh doanh trực tiếp và cho vay để mua BĐS tăng 31,7%.

“Tôi khẳng định ngân hàng không thiếu vốn, các ngân hàng không đặt vấn đề lĩnh vực rủi ro thì không cho vay. Ngân hàng vẫn cho vay các dự án BĐS có đầy đủ thủ tục pháp lý và khả năng tài chính. Tại TPHCM và một số tỉnh ven biển, việc hoàn thiện thủ tục hồ sơ về quy hoạch đất đai, điều chỉnh quy hoạch… không đáp ứng được thì ngân hàng không thể cho vay. Đối với các hồ sơ cho vay bất động sản đã hoàn thiện, ngân hàng vẫn cho vay”

Dự thảo sửa Thông tư 36 theo định hướng đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo đưa tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về 30%.

Quy định này không chỉ áp dụng với lĩnh vực BĐS mà các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, sản xuất. Trong 3 tháng đầu năm 2019, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 3,29% so với cuối năm 2018.

“Mức tăng này vẫn cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, nên nhận định việc siết nguồn vốn tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là không chính xác. NHNN định hướng kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, nhưng định hướng tín dụng phục vụ nhu cầu thực của người dân”, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết.

Trước đó, Dự thảo Thông tư 36 của NHNN vấp phải những ý kiến trái chiều.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA), nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trần Nam đánh giá, đề xuất này không ảnh hưởng đến việc sở hữu nhà của người nghèo nhưng lại chưa hợp lý. Thay vì "siết" tín dụng cho vay mua nhà cao cấp, ông Nam cho rằng nên hạn chế cho vay mua đất nền. Bởi những công trình nhà ở kéo theo sự tăng trưởng các ngành nghề như ximăng, sắt thép, nội thất, điện tử... và chủ sở hữu có thể dễ tìm kiếm khách thuê, lợi nhuận ổn định. Trong khi đó, ở nhiều nơi, đất được mua nhưng không xây dựng mà chỉ ngâm, chờ lên giá bán.

"Dòng tiền vào thị trường bất động sản nếu bị cắt đột ngột rất nguy hiểm, các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Đợt khủng hoảng giai đoạn 2011-2013 là một bài học như vậy mà sau đó rất lâu mới có thể phục hồi được", ông nói.

Theo Lan Hương/Lao động

  • Từ khóa

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur

Ngày 23/11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại,...
16:57 - 23/11/2024
346 lượt xem

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
534 lượt xem

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
822 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
952 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
962 lượt xem