4
/
72093
Doanh nghiệp vận tải lo 'mất khách' trước áp lực giá xăng dầu
doanh-nghiep-van-tai-lo-mat-khach-truoc-ap-luc-gia-xang-dau
news

Doanh nghiệp vận tải lo 'mất khách' trước áp lực giá xăng dầu

Thứ 6, 05/04/2019 | 16:02:27
646 lượt xem

Bất chấp giá xăng dầu và giá điện tăng mạnh trong ít ngày qua, các doanh nghiệp vận tải vẫn không dám tăng giá cước vì nỗi lo mất khách, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.

Để giữ khách trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp vận tải không dám tăng giá cước dù giá xăng dầu tăng mạnh.

Từ ngày 2/4, giá xăng dầu tăng trên 1.000 đồng mỗi lít, mức tăng cao nhất từ đầu năm tới nay. Trước đó, giá điện cũng tăng 8,36%. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vận tải khi được hỏi đều dẫn khó khăn của ngành mà chưa thể tăng giá cước.

Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho biết, hiện giá nhiên liệu chiếm khoảng 35% giá cước vận tải hàng hóa. Tuy vậy, không phải mỗi khi giá xăng dầu tăng cước vận tải có thể tăng theo ngay, còn phải xét theo các hợp đồng. Nhiều hợp đồng đã ký cả năm, nên có hợp đồng điều chỉnh được, có hợp đồng phải giữ giá cố định.

Theo ông Tiến, chỉ trừ trường hợp giá xăng dầu tăng đột biến, các doanh nghiệp vận tải sẽ phải đàm phán lại với chủ hàng để điều chỉnh giá cước. Tuy nhiên, việc này không dễ, vì chủ hàng cũng phụ thuộc vào các hợp đồng đã ký, điều chỉnh giá cước sẽ ảnh hưởng tới các bên khác.

“Thời điểm này đang hàng hóa ít, cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải hàng hóa lại lớn, nên nếu doanh nghiệp điều chỉnh cước vận tải có thể mất khách. Nên mức tăng như vừa qua các doanh nghiệp vận tải sẽ chưa tăng giá cước”, ông Tiến nói.

Với vận tải taxi, lãnh đạo một hãng taxi tại Hà Nội cũng thừa nhận, mức tăng giá xăng dầu vừa qua cao, gây sức ép lớn lên doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn chưa thể điều chỉnh giá cước.

“Giá cước taxi thực tế đã giữ từ năm 2016 tới nay. Nay nếu điều chỉnh sẽ mất lợi thế cạnh tranh với taxi công nghệ đang phát triển rầm rộ. Nên doanh nghiệp bắt buộc phải cắt giảm chi phí để giữ giá cước, trước sức ép giá nhiện liệu tăng”, vị lãnh đạo doanh nghiệp taxi lớn tại Hà Nội chia sẻ.

Trước đó, theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 17h ngày 2/4, giá bán lẻ xăng E5RON92 được tăng thêm 1.377 đồng/lít, lên không cao hơn 18.588 đồng/lít.

Xăng RON95-III được phép tăng giá thêm 1.484 đồng/lít, lên tối đa 20.033 đồng/lít. Dầu diesel 0.05S tăng 1.219 đồng, lên tối đa 17.087 đồng/lít. Dầu hỏa tăng 1.086 đồng, lên mức không cao hơn 15.971 đồng/lít. Giá dầu mazut tăng thêm 1.127 đồng/kg, lên tối đa 15.210 đồng/kg.

Theo Lê Hữu Việt/Tiền Phong

  • Từ khóa

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội-Kuala Lumpur

Ngày 23/11, tại Kuala Lumpur (Malaysia), Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại,...
16:57 - 23/11/2024
21 lượt xem

Giá USD tăng cao nhất trong năm

Tỷ giá đang chịu nhiều sức ép vào thời điểm cuối năm. Giá USD trong ngân hàng tăng cao ở mức kịch trần cho phép còn đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế...
08:57 - 23/11/2024
214 lượt xem

Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ, Hàn Quốc đứng ngồi không yên

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc đang gây áp lực lớn lên các ngành công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc.
20:04 - 22/11/2024
522 lượt xem

Xăng sinh học tiêu thụ ít, Bộ Công Thương thay đổi đề xuất điều hành giá

Hai mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến là RON 95-III và dầu diesel DO có thể sẽ được Bộ Công Thương công bố giá trần.
15:12 - 22/11/2024
649 lượt xem

Vé máy bay Tết đến hẹn lại căng

Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 không chỉ đắt đỏ mà còn khan hiếm, đặc biệt trên các đường bay tỉnh. Dù có mức giá gấp đôi ngày thường, nhưng nhiều chặng...
14:00 - 22/11/2024
653 lượt xem