4
/
67414
Ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản cho thuế: Lo lộ thông tin người dùng?
ngan-hang-cung-cap-thong-tin-tai-khoan-cho-thue-lo-lo-thong-tin-nguoi-dung
news

Ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản cho thuế: Lo lộ thông tin người dùng?

Thứ 2, 19/11/2018 | 07:53:08
969 lượt xem

Đại diện cơ quan thuế cho rằng, nội dung quy định như dự thảo Luật về nhiệm vụ, trách nhiệm của ngân hàng thương mại đã phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời đảm bảo việc trao đổi thông tin với cơ quan thuế các nước.

 Nhiều người lo ngại việc Ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản cho thuế (Ảnh minh hoạ).

Nhiều người lo ngại việc Ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản cho thuế (Ảnh minh hoạ).

Như Dân trí thông tin trước đó, tại dự thảo Luật Quản lý thuế đang lấy ý kiến có đưa ra quy định Ngân hàng thương mại cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản của người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế, gồm nội dung giao dịch tài khoản, số dư tài khoản người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế.

Liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin của người nộp thuế, đại diện Tổng cục Thuế, ông Lưu Đức Huy - Vụ trưởng Vụ Chính sách cho biết, việc quy định cung cấp thông tin về số tài khoản của người nộp thuế là nhằm giảm thiểu thủ tục cho người nộp thuế, chia sẻ thông tin giữa cơ quan quản lý thuế và các bên liên quan theo cơ chế tự động. Hiện nay đã có 51 ngân hàng ký kết với cơ quan thuế về việc chia sẻ thông tin, trong đó có 49 ngân hàng đã triển khai.

"Với thực tế quản lý như nêu trên của cơ quan thuế. Hiện cơ quan thuế đang quản lý cơ sở dữ liệu về tài khoản của hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh trường hợp có ảnh hưởng đến việc bảo mật thông tin của ngân hàng", ông Huy cho biết.

Ngoài ra, theo ông Huy, tham khảo kinh nghiệm quốc tế như: mẫu Luật quản lý thuế của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế); Luật quản lý thuế của Hungary và báo cáo của OECD về cải thiện quyền truy cập vào thông tin ngân hàng cho mục đích thuế, đa số các nước đều quy định các ngân hàng và tổ chức tài chính tín dụng có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan thuế biết về việc mở các tài khoản của người nộp thuế cùng mã số thuế do cơ quan thuế cấp.

"Thậm chí một số nước còn yêu cầu việc báo cáo tự động đối với việc đóng mở tài khoản, số dư tài khoản tại thời điểm cuối năm cũng như tiền lãi trên tài khoản của người nộp thuế cho cơ quan thuế. Như vậy, nội dung quy định như dự thảo Luật về nhiệm vụ, trách nhiệm của ngân hàng thương mại đã phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời đảm bảo việc trao đổi thông tin với cơ quan thuế các nước", ông Huy nói.

Theo đại diện Tổng cục Thuế, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay, công tác chống chuyển giá, chống xói mòn nguồn thu và tăng cường quản lý, giao dịch xuyên biên giới, thương mại điện tử rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành trong công tác quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ của từng bộ, ngành, địa phương.

Trước đó, thảo luận về vấn đề này trên Nghị trường Quốc hội, đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) cho rằng quy định này chưa phù hợp. Bởi theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và được sự chấp thuận của khách hàng.

Do vậy, theo đại biểu cần có sự hài hòa giữa hai quy định để không làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của ngân hàng, để tránh lạm dụng trong việc yêu cầu cung cấp thông tin dẫn đến ngân hàng vi phạm pháp luật, đại biểu Trang góp ý.

"Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu quy định rõ các trường hợp cung cấp thông tin, thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin và đặc biệt là theo quy định chặt chẽ việc khấu trừ tiền trong tài khoản để nộp thuế để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của công dân", bà Trang phát biểu.

Giải trình sau khi nghe toàn bộ ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, luật hiện hành cũng quy định ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng là người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế. Theo luật mẫu của IMF cũng như các nước OECD đều khuyến nghị Việt Nam phải có chế tài như vậy, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đang phát triển giao dịch điện tử cũng như thương mại qua biên giới.

"Ngân hàng là cổng thanh toán ra nước ngoài, không quản lý là không được. Chưa nói là kinh tế của chúng ta vẫn đang là kinh tế tiền mặt. Có rất nhiều vấn đề phải xem xét xử lý không thì rất khó. Cho nên phải rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, trong đó có ngân hàng", Bộ trưởng nói.

Theo Phương Dung/Dân trí

  • Từ khóa

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống.
19:51 - 06/05/2024
164 lượt xem

Giá vé máy bay đã tăng bao nhiêu?

Cục Hàng không cho biết giá vé máy bay trung bình của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng nhưng vẫn luôn bảo đảm nằm trong khung giá và không cao hơn...
15:25 - 06/05/2024
261 lượt xem

Xô đổ kỷ lục cũ, giá vàng miếng SJC chạm 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hồi phục lên 2.313 USD/ounce, kéo giá vàng miếng SJC lên mức 86 triệu đồng/lượng, mức giá cao nhất từ trước đến nay.
14:42 - 06/05/2024
301 lượt xem

VCCI đề nghị giữ nguyên mức thuế 0% với dịch vụ xuất khẩu

Theo VCCI, hầu hết doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu đang phải cạnh tranh với đối thủ đến từ các nước đang phát triển. Nếu họ phải chịu thuế...
12:41 - 06/05/2024
328 lượt xem

Nhiều ông lớn công nghệ sắp vào Việt Nam

Có 13-14 dự án quy mô lớn trong các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai... đang được thương thảo giữa các bộ ngành với tập đoàn FDI lớn, trong...
10:42 - 06/05/2024
394 lượt xem