4
/
178185
Giá điện tăng từ 2-5% EVN có thể được tự quyết trong 3 tháng/lần
gia-dien-tang-tu-2-5-evn-co-the-duoc-tu-quyet-trong-3-thang-lan
news

Giá điện tăng từ 2-5% EVN có thể được tự quyết trong 3 tháng/lần

Thứ 5, 27/03/2025 | 14:30:30
1,988 lượt xem

Cơ chế điều chỉnh tăng giá điện 3 tháng/lần được Bộ Công Thương đề xuất lại trong báo cáo mới đây nhất gửi Chính phủ.

Bộ Công Thương có đề xuất mới nhất về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân - Ảnh: EVN

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn về dự thảo nghị định quy định cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân.

Dự thảo được hoàn thiện sau khi Bộ Công Thương lấy thêm ý kiến của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến bình quân lãi suất liên ngân hàng thời hạn 6 tháng để làm căn cứ tính toán mức lợi nhuận định mức cho tính toán lợi nhuận cho ngành điện.

Căn cứ tăng/giảm giá điện ở mức nào?

Sau khi chỉnh lý và hoàn thiện, dự thảo quy định cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được Bộ Công Thương xây dựng đưa ra nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, là hằng năm sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố công khai chi phí sản xuất kinh doanh điện, giá bán lẻ bình quân được xem xét điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Cụ thể khi giá bán lẻ điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng. Khi giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện được điều chỉnh tăng.

Mức giá điện được tính toán theo quy định, song nếu giá điện bình quân nằm ngoài khung giá, chỉ được xem xét điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng quy định, EVN được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán trong phạm vi khung giá.

Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn giá bán lẻ điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ ngành liên quan rà soát, báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. 

Theo đó giá bán lẻ điện bình quân sẽ được xác định trên cơ sở chi phí các khâu phát điện, mua điện truyền tải, phân phối bán lẻ điện, điều độ vận hành hệ thống và điều hành giao dịch thị trường điện, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành quản lý ngành. 

Ngoài ra còn có các khoản chi phí khác được phân bổ, và chỉ bao gồm những khoản chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của EVN.

Trong chi phí này cũng sẽ bao gồm lợi nhuận định mức hằng năm của EVN được tính dựa trên các khâu phân phối, bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành, các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và nhà máy điện hạch toán phụ thuộc khác trong giai đoạn chưa tham gia thị trường điện cạnh tranh của EVN.

Ngoài ra là yếu tố tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ không thấp hơn bình quân theo ngày lãi suất liên ngân hàng thời hạn 6 tháng được Ngân hàng Nhà nước công bố.

Nới thẩm quyền EVN được tự quyết?

Sau khi có căn cứ tính toán, nếu giá bán lẻ điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ hiện hành, EVN có trách nhiệm giảm giá bán ở mức tương ứng và lập hồ sơ báo cáo EVN để kiểm tra, giám sát.

Nếu giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% đến dưới 5% so với mức giá hiện hành, EVN lập hồ sơ phương án giá bán lẻ điện bình quân báo cáo Bộ Công Thương kiểm tra, rà soát và cho ý kiến để làm căn cứ cho EVN điều chỉnh giá. Như vậy, mức này thấp hơn so với quy định hiện hành là từ 3-5%.

Với mức tăng từ 5% trở lên đến dưới 10%, EVN được điều chỉnh tăng giá tương ứng sau khi báo cáo Bộ Công Thương và được chấp thuận. Với mức giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 10% trở lên, Bộ Công Thương kiểm tra rà soát lấy ý kiến cá bộ ngành liên quan, tổng hợp báo cáo Chính phủ xem xét cho ý kiến.

Tại dự thảo này, Bộ Công Thương giữ nguyên đề xuất về thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Trước đó, bộ này từng đề xuất điều chỉnh giá điện 2 tháng/lần nhưng sau phải rút đề xuất này và giữ nguyên mốc 3 tháng.

Trước đó khi góp ý cho phương án này, VCCI cho rằng nên cân nhắc lại về thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng để phù hợp với thời điểm tổng hợp số liệu. 

Cũng bởi cơ chế điều chỉnh giá điện bình quân trong năm lại được lấy theo số liệu từng quý, tức 3 tháng thực hiện tổng hợp số liệu một lần. Việc tổng hợp số liệu theo quý này cũng phù hợp với thông lệ kế toán.

Theo Ngọc An/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/gia-dien-tang-tu-2-5-evn-co-the-duoc-tu-quyet-trong-3-thang-lan-20250327113732881.htm

  • Từ khóa

Cần 1.200 tỉ đồng gỡ 'nút thắt' trên cao tốc Bắc - Nam đoạn qua hầm Núi Vung

Ban quản lý dự án 85 trình Bộ Xây dựng chủ trương đầu tư hoàn thiện ống hầm thứ 2 xuyên Núi Vung trên cao tốc Bắc - Nam với tổng mức đầu tư gần 1.200 tỉ...
11:04 - 31/03/2025
38 lượt xem

Thu hay miễn thuế đơn hàng dưới 1 triệu đồng?

Đề xuất miễn thuế nhập khẩu cho đơn hàng dưới 1 triệu đồng bán qua sàn thương mại điện tử của Bộ Tài chính tiếp tục ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều từ...
09:16 - 31/03/2025
77 lượt xem

Thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi

Để đạt được mục tiêu đến năm 2030, cả nước có thêm ít nhất 1 triệu DN, thì việc thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi lên DN đóng vai trò then chốt.
07:49 - 31/03/2025
120 lượt xem

Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải: Nên tăng theo lộ trình?

Không ít đại biểu Quốc hội đề nghị cần xem xét tăng thuế thiêu thụ đặc biệt theo lộ trình đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép (xe bán tải).
14:17 - 30/03/2025
484 lượt xem

Tỉ phú Việt tài sản tăng nhanh chóng, vượt 'huyền thoại' đầu tư George Soros

Với khối tài sản 7,5 tỉ USD, tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã vượt qua cả 'huyền thoại' đầu tư George Soros trên bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới.
09:32 - 30/03/2025
654 lượt xem