4
/
172393
Giá vé tàu đường sắt tốc độ cao Hà Nội-TP.HCM rẻ hơn của Trung Quốc, Nhật Bản?
gia-ve-tau-duong-sat-toc-do-cao-ha-noi-tp-hcm-re-hon-cua-trung-quoc-nhat-ban
news

Giá vé tàu đường sắt tốc độ cao Hà Nội-TP.HCM rẻ hơn của Trung Quốc, Nhật Bản?

Thứ 6, 15/11/2024 | 10:41:58
89 lượt xem

Theo Bộ GTVT, giá vé tàu đường sắt tốc độ cao chặng Hà Nội - TP.HCM dự kiến 7,34 triệu đồng với hạng nhất, khoảng 3,05 triệu đồng với vé hạng 2 và hạng 3 là 1,83 triệu đồng; thấp hơn giá vé tàu tương tự tại Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Đức.

Bộ GTVT cho hay, giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được xác định theo 2 nguyên tắc: người dân có thể chi trả và đảm bảo tính hấp dẫn, cơ cấu thị phần vận tải. 

So sánh giá vé tàu đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến và vé tàu cao tốc các nước NGUỒN: BỘ GTVT

Giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đơn vị tư vấn tính toán dự kiến bằng khoảng 60 - 70% giá vé máy bay bình quân của 2 hãng có thị phần lớn nhất hiện nay là Vietnam Airlines và VietJet Air.

Để phù hợp với khả năng chi trả, thu hút hành khách, vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chia làm 3 mức giá vé. Dự kiến: vé hạng nhất 0,187 USD/km (khoang VIP); hạng 2 là 0,078 USD/km và hạng 3 là 0,047 USD/km.

Như vậy, với chặng Hà Nội - TP.HCM dự kiến vé hạng nhất 7,34 triệu đồng; vé hạng 2 là 3,05 triệu đồng; vé hạng 3 là 1,83 triệu đồng.

Nếu so sánh giá vé của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với giá vé của các loại hình giao thông khác, như tuyến đường sắt Thống Nhất: vé hạng nhất 1,5 triệu đồng; hạng 2 là 1,4 triệu đồng; hạng 3 là 0,96 triệu đồng. Với đường bộ tuyến Hà Nội - TP.HCM đang có mức giá khoảng 1,1 triệu đồng.

Đặc biệt, giá vé tàu tốc độ cao tại Việt Nam sẽ thấp hơn một số nước có điều kiện tương đồng hoặc tuyến đường sắt dài hơn. Cụ thể, giá vé tàu đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam bằng 78 - 94% của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải (khoảng 1.318 km): vé hạng nhất 0,199 USD/km, hạng 2 là 0,099 USD/km và hạng 3 là 0,059 USD/km.

Tương tự, tuyến Jakarta - Bandung của Indonesia (khoảng 143 km): vé hạng nhất 0,261 USD/km, hạng 2 là 0,196 USD/km, hạng 3 là 0,109 USD/km (đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ bằng khoảng 43 - 70%).

Với tuyến Tohoku của Nhật Bản (khoảng 675 km): vé hạng nhất 0,283 USD/km, hạng 2 là 0,141 USD/km (đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam bằng khoảng 55 - 66%). Nếu so với tuyến Cologne - Frankfurt của Đức (khoảng 180 km), giá vé tàu tốc độ cao của Việt Nam chỉ bằng khoảng 29 - 49%.

"Giá vé đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam cơ bản hợp lý, thấp hơn hàng không, cao hơn đường bộ và với chất lượng dịch vụ cao, tiết kiệm thời gian, an toàn, tiện nghi hơn", Bộ GTVT cho hay.

Tư vấn cũng đã tính toán mức vé dự kiến hiện nay là 1.300 đồng/km và dự kiến khoảng 1.421 đồng/km tại thời điểm năm 2037. Đây cũng là mức vé có tính đến khả năng chi trả của người dân tại thời điểm đưa dự án vào khai thác.

Tuy nhiên, giá vé chính thức sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ để khai thác tối đa phương tiện và tính đến năng chi trả của người dân.

Chặng bay nào chịu ảnh hưởng?

Trước đó, thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, có ý kiến lo ngại về việc ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển các cảng hàng không trong tương lai.

Đại biểu cũng đề nghị làm rõ hơn tính khả thi, hiệu quả của việc tính toán giá vé bằng 60 - 70% giá vé bình quân các hãng hàng không đang khai thác trên cùng chặng.

Theo Bộ GTVT, với lĩnh vực hàng không, chi phí cất hạ cánh chiếm tỷ trọng lớn trong cấu thành chi phí vận tải. Do đó, với cự ly bay dưới 500 km hàng không khai thác không hiệu quả. Theo Forbes, năm 2022, Pháp đã thực thi lệnh cấm các chuyến bay nội địa chặng ngắn (khoảng dưới 500 km).

Bộ GTVT cho biết khi đường sắt tốc độ cao đi vào khai thác, các sân bay sẽ chủ yếu phục vụ bay chặng dài ẢNH: T.N

Tây Ban Nha cũng đang đề xuất lệnh cấm các chuyến bay chặng ngắn nếu có thể đi tàu dưới 2,5 giờ. Đức tăng thuế đối với các chuyến bay nội địa và nội khối châu Âu lên 75%, trong khi Bỉ áp dụng mức thuế 10 euro (11 USD) đối với các chuyến bay chặng ngắn trong phạm vi 500 km tính từ dân bay Brussels.

Tại Việt Nam, thực tế vừa qua, khi hãng hàng không Bamboo Airways gặp khó khăn về tài chính, hãng này cơ bản chỉ giữ lại chặng bay Hà Nội - TP.HCM, các chặng bay ngắn có cự ly dưới 500 km khai thác hạn chế, do hiệu quả thấp. Riêng Vietnam Airlines duy trì các chặng bay ngắn chủ yếu phục vụ mục đích an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh.

Vì vậy, Bộ GTVT cho rằng khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đưa vào khai thác sẽ phát huy ưu thế của vận tải đường sắt, khắc phục bất cập trong vận tải hành khách hiện nay.

Các sân bay sẽ chủ yếu phục vụ vận tải cho các chặng bay dài, chặng bay quốc tế. Do đó, việc phát triển đường sắt tốc độ cao không ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển các cảng hàng không.

Theo Mai Hà/ Thanh Niên

https://thanhnien.vn/gia-ve-tau-duong-sat-toc-do-cao-ha-noi-tphcm-re-hon-cua-trung-quoc-nhat-ban-18524111500540811.htm

  • Từ khóa

Xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ Công Thương cam kết tuyệt đối bảo đảm cung ứng điện trong năm 2025, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu điện trong mọi tình huống
13:11 - 15/11/2024
26 lượt xem

Chi hàng tỉ USD nhập thịt có đáng lo?

10 tháng năm 2024, VN nhập khẩu thịt lên đến hơn 1,4 tỉ USD. Là nước nông nghiệp, liệu điều này có đáng lo với VN?
08:17 - 15/11/2024
152 lượt xem

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp...
07:06 - 15/11/2024
167 lượt xem

Số thu thuế thu nhập cá nhân 10 tháng gần đạt kế hoạch năm

Theo Tổng cục Thuế, số thu thuế thu nhập cá nhân trong 10 tháng đầu năm đạt 98,7% dự toán năm 2024, đây cũng là một trong những sắc thuế có số thu đạt...
15:46 - 14/11/2024
543 lượt xem

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
14:36 - 14/11/2024
566 lượt xem