4
/
166697
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt: Cần tính kỹ
ap-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-nuoc-ngot-can-tinh-ky
news

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt: Cần tính kỹ

Thứ 6, 12/07/2024 | 08:43:50
2,121 lượt xem

Nhiều ý kiến cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, nước ngọt không làm thay đổi hành vi cũng như tác động đến sức khỏe của người tiêu dùng

Ngày 11-7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Bảo vệ sức khỏe người dân?

Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI, cho biết tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, diện chịu thuế đã được mở rộng. Theo đó, bổ sung nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam, có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện chịu sắc thuế này, với mức thuế suất 10%.

Bày tỏ băn khoăn về mục tiêu bảo vệ sức khỏe, giảm tình trạng thừa cân, béo phì khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường, bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, cho rằng hiệu quả chính sách còn chưa rõ ràng. Bởi vì, nước giải khát không phải là nguồn cung cấp đường và calo duy nhất để gây nên tình trạng thừa cân, béo phì.

Theo bà Vân Anh, mức tiêu thụ nước giải khát của Việt Nam không cao so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Trong khi đó, không ít nước có mức tiêu thụ nước giải khát cao hơn Việt Nam lại không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này. Đơn cử, Nhật Bản có mức tiêu thụ nước ngọt bình quân 169 lít/người/năm nhưng mặt hàng nước ngọt không bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong khi đó, tỉ lệ thừa cân, béo phì tại quốc gia này thuộc nhóm thấp trên thế giới và trong khu vực. Do đó, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đề xuất chưa bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở lần sửa đổi này.

Theo các chuyên gia, nhiều nước có mức độ tiêu thụ nước ngọt lớn hơn Việt Nam nhưng không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này Ảnh: THANH NHÂN

Theo các chuyên gia, nhiều nước có mức độ tiêu thụ nước ngọt lớn hơn Việt Nam nhưng không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này Ảnh: THANH NHÂN

Ông Nguyễn Văn Phụng, Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, nhận định việc áp thuế này đối với nước giải khát không giúp đạt mục tiêu tăng ngân sách quốc gia, ngược lại còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.

"Doanh nghiệp (DN) hiện chịu cùng lúc nhiều loại thuế và chi phí, tạo gánh nặng tài chính lớn, nhất là trong bối cảnh DN đang chật vật phục hồi sau đại dịch COVID-19 và bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu. Mặt khác, nếu đánh thuế đối với nước giải khát có đường thì người tiêu dùng vẫn có thể chuyển đổi sang các thực phẩm thay thế khác, mà những thực phẩm này cũng có thể là nguyên nhân gây các loại bệnh" - ông Phụng phân tích và kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc về lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ông Nguyễn Huy Quang - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), Trưởng Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội thuộc Tổng hội Y học Việt Nam - cho rằng cần cân bằng giữa các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội cũng như bảo vệ môi trường và thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển bền vững.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết ban soạn thảo sẽ tổng hợp các ý kiến tại hội thảo để xem xét, nghiên cứu hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Doanh nghiệp có nhiều lo ngại

Tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi lần này, Bộ Tài chính đề xuất lộ trình tăng thuế cụ thể với các sản phẩm rượu, bia trong giai đoạn 2026-2030. Theo đó, sản phẩm bia các loại chịu thế 80% từ năm 2026 và 100% vào năm 2030. Mức thuế với rượu là 50%-100%, tùy nồng độ cồn.

Ông Nguyễn Thanh Phúc, Giám đốc đối ngoại Heineken Việt Nam, cho rằng hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN ngành bia sẽ chịu tác động tiêu cực nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ở giai đoạn khó khăn sau đại dịch COVID-19 và các chính sách quản lý khác có hiệu lực. Nêu thực tế Heineken đã sụt giảm doanh số ở mức hai con số vào năm 2023 và thời gian gần đây tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, ông Phúc kiến nghị việc tăng thuế cần được xem xét một cách cẩn trọng, toàn diện và bảo đảm cân bằng giữa mục tiêu tăng thu ngân sách, ổn định kinh tế và bảo vệ sức khỏe người dân.

Đại diện Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam nhìn nhận việc thuế tăng cao sẽ làm giảm cạnh tranh của sản phẩm trong nước, khiến nhập lậu gia tăng, nhất là khi mỗi năm, thị trường Việt Nam có khoảng 200 - 300 triệu lít bia nhái thương hiệu. Bên cạnh đó, khi thuế tăng sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu của DN, dẫn đến nộp ngân sách giảm; đồng thời kéo theo chuỗi cung ứng logistics, du lịch dịch vụ, nông nghiệp bị tác động. Cho rằng cơ quan soạn thảo có thể chưa đánh giá hết tác động khi đưa ra chính sách, hiệp hội này kiến nghị giãn tiến độ, giảm mức tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm rượu, bia để tránh gây sốc cho DN.

Ở góc độ khác, ông Nguyễn Văn Phụng cho biết mức tiêu thụ đồ uống có cồn đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Năm 2023, Việt Nam sản xuất, tiêu thụ trên 4,5 tỉ lít bia. Tỉ lệ lạm dụng rượu bia trên tổng dân số cũng tăng gấp 10 lần sau 6 năm, từ 1,4% vào năm 2010 lên 14,4% vào 2016. Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt liên tục tăng từ năm 2008 đến 2018. "Điều này cho thấy thuế tiêu thụ đặc biệt không có tác động đáng kể tới thay đổi hành vi người dùng. Để giảm tiêu dùng, áp dụng biện pháp hành chính vẫn tốt hơn áp thuế, chẳng hạn Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đã tác động lớn tới hành vi tiêu dùng bia rượu thời gian qua mà không cần tăng thuế" - ông Phụng chỉ rõ. 

Cân bằng tổng thể

PGS-TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính, nhận định việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt có tác động lớn tới kinh tế - xã hội, thu ngân sách nhà nước, thu nhập của người lao động. Do đó, nguyên tắc chung khi xây dựng chính sách thuế là cần phân tích trên góc độ cân bằng tổng thể với nhiều bên và cân bằng với yếu tố thị trường. Đặc biệt, cần tính tới bối cảnh áp dụng cũng như tính khả thi, độ bền của chính sách.

Theo Minh Chiến/NLĐO

https://nld.com.vn/ap-thue-tieu-thu-dac-biet-voi-nuoc-ngot-can-tinh-ky-196240711215318529.htm

  • Từ khóa

Chính phủ quyết định về xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do bão số 3

Chính phủ quyết định phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro... đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do bão số 3.
09:17 - 05/12/2024
4 lượt xem

Xuất khẩu 2024 dự báo tăng cao nhất kể từ năm 2021

Báo cáo mới công bố của UOB dự báo xuất khẩu của Việt Nam năm nay sẽ tăng 18%, cao nhất kể từ năm 2021.
08:52 - 05/12/2024
20 lượt xem

Temu tạm dừng hoạt động tại Việt Nam, khách trả tiền cả tháng chưa nhận được hàng

Sau thời gian 'gây bão', sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, sau khi làm việc với Bộ Công Thương và...
08:26 - 05/12/2024
38 lượt xem

Cơ hội và thách thức cho hàng Việt thời kỳ 'Trump 2.0'

Ngày 4.12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đã hội kiến Nhà vua Nhiều ý kiến lo ngại về nguy...
08:13 - 05/12/2024
27 lượt xem

Xuất khẩu gạo lần đầu vượt 5 tỉ USD

11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt gần 57 tỉ USD, vượt mục tiêu cả năm mà Thủ tướng giao cũng như ngành nông nghiệp đặt...
18:45 - 04/12/2024
311 lượt xem