4
/
128624
Xung đột tại Ukraine định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu ra sao?
xung-dot-tai-ukraine-dinh-hinh-lai-thi-truong-dau-mo-toan-cau-ra-sao
news

Xung đột tại Ukraine định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu ra sao?

Thứ 3, 31/05/2022 | 13:30:00
3,040 lượt xem

Cuộc xung đột tại Ukraine đã tái cấu trúc thị trường dầu mỏ toàn cầu, với việc châu Phi nhập cuộc đáp ứng nhu cầu dầu của châu Âu, còn Moscow chuyển hướng dầu thô sang châu Á.

Việc chuyển hướng này đánh dấu sự thay đổi về nguồn cung lớn nhất trong giao dịch dầu mỏ toàn cầu kể từ khi cuộc cách mạng đá phiến Mỹ làm thay đổi thị trường này cách đây khoảng một thập kỷ trước. Điều này cũng cho thấy Nga vẫn sẽ tránh được lệnh cấm vận dầu của EU nếu châu Á và Trung Quốc vẫn tiếp tục mua dầu thô của họ.

Xung đột tại Ukraine định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu ra sao? - 1

Cuộc xung đột tại Ukraine đã tái cấu trúc thị trường dầu mỏ toàn cầu, với việc châu Phi nhập cuộc đáp ứng nhu cầu dầu của châu Âu, còn Moscow chuyển hướng dầu thô sang châu Á (Ảnh: Reuters).

Dầu Nga chuyển hướng sang châu Á

Kể từ sau khi cuộc xung đột xảy ra vào cuối tháng 2, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã liên tiếp dội xuống Nga, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu của Mỹ, khiến Nga phải xoay trục khỏi châu Âu. Dầu thô của Nga bị người mua châu Âu xa lánh khiến nước này phải chuyển hướng sang các khách hàng ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có trụ sở tại Paris (Pháp), xuất khẩu dầu thô của Nga trong tháng 4 đã quay trở lại như mức trước cuộc chiến và giá dầu cũng ổn định quanh mốc 110 USD/thùng sau khi đạt mức cao nhất trong 14 năm, trên 139 USD/thùng trong tháng 3.

Ngay cả khi châu Âu đồng ý áp lệnh cấm dầu Nga trong vòng trừng phạt tiếp theo thì các nhà phân tích cũng cho rằng tác động của lệnh cấm này có thể sẽ nhẹ hơn nhờ nhu cầu từ châu Á.

"Chúng tôi không thấy có sự chênh lệch về nguồn cung lớn trên thị trường và giá dầu tăng vọt, trừ phi phương Tây gây áp lực ngoại giao đối với người mua ở châu Á", Norbert Rücker, người đứng đầu bộ phận kinh tế và nghiên cứu thế hệ mới của công ty quản lý tài sản Thụy Sĩ Julius Baer, cho biết.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU và Anh đã cấm các con tàu của Nga hoặc mang cờ hiệu của Nga. Điều đó tạo điều kiện cho các chuyến tàu chuyển hướng sang châu Á nhiều hơn.

Theo công ty theo dõi tàu chở dầu Petro-Logistics và các dữ liệu khác, nhìn chung, dòng chảy của dầu Nga tới châu Á thông qua đường biển đã tăng vọt ít nhất 50% so với hồi đầu năm.

Hoạt động vận chuyển giữa các con tàu, chiếm một phần nhỏ trong tổng thương mại đường biển, cũng đã chuyển hướng khỏi bờ biển Đan Mạch tới Biển Địa Trung Hải để tránh các lệnh trừng phạt.

Ông Mark Gerber, Chủ tịch của Petro-Logistics cho rằng: "Việc chuyển từ tàu sang tàu (STS) vốn phổ biến ở vùng biển Đan Mạch, điểm vào của biển Baltic. Nhưng điều đó giờ không còn nữa, xu hướng STS từ tàu chở dầu bị trừng phạt sang tàu không bị trừng phạt đang gia tăng ở vùng biển Địa Trung Hải ấm hơn và thân thiện hơn".

Ông Gerber cho biết khối lượng dầu thô và các sản phẩm của Nga được chuyển giao giữa các con tàu ở Địa Trung Hải vào khoảng 400.000 thùng/ngày, trong đó phần lớn đến châu Á, tăng lên 2,3 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, hồi tháng 1, trước khi cuộc chiến nổ ra, Nga chuyển trực tiếp khoảng 1,5 triệu thùng/ngày tới châu Á.

Các nhà giao dịch cũng cho biết, dầu Nga trên các tàu chở dầu Aframax hoặc Suezmax có sức chở dưới 1 triệu thùng đã được chuyển sang các con tàu lớn hơn với sức chở 2 triệu thùng, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn.

Khối lượng vận chuyển bằng đường biển chỉ là một phần trong tổng khối lượng xuất khẩu dầu của Nga. Tính cả nguồn cung qua đường ống, tổng lượng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm của Nga trong tháng 4 là trên 8 triệu thùng, bằng mức trước khi cuộc chiến nổ ra.

Châu Âu tăng nhập dầu thô từ Tây Phi

Để bù đắp cho sự thiếu hụt dầu Nga, các nhà máy lọc dầu ở châu Âu đã chuyển sang nhập khẩu dầu thô từ Tây Phi. Theo Petro-Logistics, nhập khẩu dầu thô từ khu vực này của châu Âu đã tăng 17% trong tháng 4 so với mức trung bình trong giai đoạn 2018-2021.

Dữ liệu của Eikon cũng cho thấy có sự gia tăng lượng dầu thô từ khu vực này. Eikon cho biết trong tháng 5, 660.000 thùng dầu/ngày chủ yếu từ Nigeria, Angola và Cameroon được vận chuyển đến các quốc gia phía tây bắc của châu Âu, với 3 chuyến hàng của Nigerian Amenam so với 1 chuyến hồi tháng 2.

Trong khi đó, theo ông Gerber, lượng dầu thô Tây Phi xuất khẩu tới Ấn Độ đã giảm gần một nửa, với 280.000 thùng/ngày được vận chuyển trong tháng 4 so với 510.000 thùng/ngày hồi tháng 3. Nguyên nhân là do Delhi đã chuyển hướng sang nhập khẩu nhiều dầu Nga hơn.

Các nhà giao dịch cho biết, với nhu cầu gia tăng từ châu Âu, giá dầu ngọt nhẹ của Nigeria đã đạt mức cao kỷ lục. Dầu thô Forcados của nước này đã được chào giá cao hơn dầu Brent ít nhất 7 USD.

Theo Petro-Logistics, nguồn cung dầu từ Bắc Phi tới châu Âu đã tăng 30% kể từ tháng 3. Trong số này, dữ liệu từ Eikon cho thấy lượng hàng, mà các nhà phân tích cho là dầu thô của Ả rập, đến vùng tây bắc châu Âu từ cảng Sidi Kerir của Ai Cập đã tăng gấp đôi so với tháng 3, lên 400.000 thùng/ngày trong tháng 5.

Mỹ cũng đã tăng cường cung cấp dầu thô cho châu Âu. Theo công ty theo dõi Kpler, nhập khẩu dầu thô từ Mỹ trong tháng 5 của châu Âu (trên cơ sở đã giao) tăng hơn 15% so với tháng 3, mức tăng hàng tháng mạnh nhất trong hồ sơ theo dõi của công ty này. Châu Âu đã nhập khoảng 1,45 triệu thùng/ngày từ Mỹ.

Theo Nhật Linh/ Dân trí

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/xung-dot-tai-ukraine-dinh-hinh-lai-thi-truong-dau-mo-toan-cau-ra-sao-20220531075959198.htm

  • Từ khóa

Sau Trung Quốc, có thêm quốc gia tỉ dân 'nóng lòng' mua sầu riêng Việt Nam

Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Việt Nam. Hiện Ấn Độ đang là thị trường tỉ dân tiếp theo muốn nhập khẩu loại trái cây tỉ đô...
09:33 - 14/05/2024
26 lượt xem

Hai thương hiệu gia vị nổi tiếng Ấn Độ đối mặt điều tra

Reuters ngày 13.5 đưa tin 2 thương hiệu gia vị nổi tiếng lâu đời của Ấn Độ là MDH và Everest khẳng định các sản phẩm của họ an toàn. Trước đó, hồi đầu...
09:20 - 14/05/2024
23 lượt xem

Chính sách cần sát thực tiễn hơn

Hầu hết chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng các gói hỗ trợ khi triển khai cần sát với thực tiễn, hài hòa lợi ích các bên mới mong đạt được mục tiêu đề...
09:00 - 14/05/2024
32 lượt xem

Đến lúc bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Giới chuyên gia kinh tế kiến nghị cần quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu chặt chẽ để khắc phục những bất cập, đồng thời quản lý việc trích lập, chi quỹ công...
08:38 - 14/05/2024
43 lượt xem

Vé máy bay giá rẻ đã trở lại

"Cơn sốt" giá vé máy bay đã tạm hạ nhiệt sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5. Nhiều đường bay tới các điểm du lịch, giá vé giảm chỉ còn khoảng 1/2 so với thời điểm...
07:52 - 14/05/2024
62 lượt xem