4
/
116985
ADB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% năm 2022
adb-kinh-te-viet-nam-se-tang-truong-6-5-nam-2022
news

ADB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% năm 2022

Thứ 4, 22/09/2021 | 19:19:33
672 lượt xem

Theo ADB, việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các mặt hàng thiết yếu như thức ăn, tiền mặt cho những người bị ảnh hưởng hiện bị phong tỏa là điều rất cần thiết để đảm bảo triển vọng cho tăng trưởng.

ADB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% năm 2022 - 1

Triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn có nhiều thách thức. Rủi ro chính là đại dịch kéo dài (Ảnh: Hữu Nghị).

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2021 cho biết, kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng chậm hơn do sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19. Đại dịch cũng đã làm gián đoạn nguồn lao động, giảm sản lượng công nghiệp và gây đứt gãy chuỗi giá trị nông nghiệp. 

Cụ thể theo báo cáo, kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022.

Tổ chức này cho biết tăng trưởng đã phục hồi trong nửa đầu năm nay chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng cao nhưng đã chậm lại trong nửa cuối năm do làn sóng thứ tư của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thị trường lao động. Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế trong năm nay và năm 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại.

"Đại dịch Covid-19 và các đợt phong tỏa kéo dài đã làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư, hạn chế triển vọng tăng trưởng của Việt Nam", ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định.

"Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu đại dịch Covid-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý II năm 2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng", ông Andrew Jeffries nói thêm.

Nhìn chung, ADB cho biết vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn. Tăng trưởng có thể được hỗ trợ bởi sự phục hồi của cầu nội địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, theo ADB, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn có nhiều thách thức. Rủi ro chính là đại dịch kéo dài, đặc biệt nếu tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc không tăng đáng kể.

Tăng trưởng cũng phụ thuộc vào việc Chính phủ kịp thời cung cấp các mặt hàng thiết yếu, như thực phẩm và tiền mặt, cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Ngoài ra, chuyên gia ADB cho biết, việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các mặt hàng thiết yếu như thức ăn và tiền mặt cho những người bị ảnh hưởng hiện đang bị phong tỏa là điều rất cần thiết để đảm bảo triển vọng cho tăng trưởng trong năm 2021 và 2022. Các khoản nợ xấu có thể là một rủi ro tiềm ẩn trong năm kế tiếp.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/adb-kinh-te-viet-nam-se-tang-truong-65-nam-2022-20210922124331363.htm

  • Từ khóa

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung...
17:00 - 25/11/2024
230 lượt xem

Bộ Tài chính đề xuất sửa toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân

Hôm nay 25-11, Bộ Tài chính chính thức xin lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Việc sửa đổi một cách...
14:33 - 25/11/2024
296 lượt xem

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump khiến doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh nhập hàng để tích trữ, đây là cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường...
12:40 - 25/11/2024
358 lượt xem

Tăng trở lại, giá gạo Việt cao nhất thế giới

Sau khi mở kho vào cuối tháng 9, Ấn Độ đạt giá trị xuất khẩu gạo vượt 1 tỉ USD trong tháng 10. Tuy nhiên, bất ngờ hơn là những ngày gần đây, giá gạo trên...
10:51 - 25/11/2024
378 lượt xem

Ký hợp đồng, bồi thường bảo hiểm online: Tiện thì có tiện, nhưng coi chừng rủi ro

Bất chấp thị trường khó khăn, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ vẫn đổ vốn lớn để ứng dụng công nghệ vào hàng loạt nghiệp vụ. Bên cạnh lợi ích, cũng có...
09:55 - 25/11/2024
432 lượt xem