4
/
110011
Cuộc chiến khốc liệt xung quanh quả trứng gà
cuoc-chien-khoc-liet-xung-quanh-qua-trung-ga
news

Cuộc chiến khốc liệt xung quanh quả trứng gà

Chủ nhật, 23/05/2021 | 07:55:13
1,021 lượt xem

Nếu như cách đây khoảng 10 năm, thị trường trứng gia cầm chỉ có một vài doanh nghiệp cầm trịch sản lượng thì hiện nay, sân chơi này đã xuất hiện hàng loạt “ông lớn” lắm tiền nhiều của, khiến cho cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Hàng loạt dự án “khủng” trong lĩnh vực chăn nuôi gà đẻ trứng khiến cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt

Hàng loạt dự án “khủng” trong lĩnh vực chăn nuôi gà đẻ trứng khiến cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt

Cuộc đua tiền bạc và công nghệ

Nhớ lại khoảng thời gian mới xâm nhập thị trường, ông Trương Chí Thiện - Tổng Giám đốc Công ty thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, kể: “Thời đó thị trường trứng gia cầm còn chưa được quan tâm, nguồn cung chủ yếu từ các trại chăn nuôi nông hộ. Quy mô sản lượng lớn nhất lúc đó chỉ có nguồn trứng của Công ty C.P Việt Nam (Thái Lan). Nhưng chỉ sau vài năm, hàng loạt doanh nghiệp trong nước lẫn ngoài nước đều đổ tiền đầu tư rất lớn cho sản phẩm trứng. Trong giai đoạn dịch bệnh này, cuộc cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn và đa số nhà đầu tư đều cảm thấy mệt mỏi”.

Nếu như trước đây thị trường trứng gà chỉ có thương hiệu C.P, Ba Huân, V-food thì hiện nay cuộc đua đã có thêm hàng loạt nhà cung cấp khác như Dabaco, Hòa Phát, DTK Phú Thọ…. và đã có những cuộc soán ngôi nếu tính về sản lượng. Công ty TNHH QL Việt Nam với vốn đầu tư 100% từ Malaysia đang dẫn đầu về quy mô sản xuất ở thời điểm hiện tai. Là nhà sản xuất trứng gà lớn nhất Malaysia với sản lượng 4,000,000 trứng/ngày, sản lượng tại Indonesia là 800,000 trứng/ngày, tại Việt Nam, với hơn 400 tỉ đồng, QL đã đầu tư 2 trang trại chăn nuôi gà kỹ thuật cao trên diện tích hàng chục ha tại Tây Ninh. Hiện nay, tổng sản lượng của cả hai trang trại QL đã vượt mốc 1.000.000 quả trứng/ngày.

Một “đại gia” nông nghiệp khác là Công ty cổ phần Mebi Farm cũng đã khởi công dự án khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao Mebi Farm tại thôn Hiệp Hòa, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) với tổng diện tích hơn 70 ha gồm các khu trang trại, khu sơ chế, khu phân loại, khu đóng gói trứng, khu xử lý…Khu trang trại nuôi này khi đi vào hoạt động sẽ có số lượng tổng đàn lớn nhất tỉnh Bình Thuận với 1,2 triệu con gà đẻ trứng và 600.000 con gà hậu bị. Hệ thống chuồng gà được ứng dụng công nghệ cao của Nhật Bản, vận hành hoàn toàn tự động, có kết nối đồng bộ với hệ thống công năng khác tạo nên chuỗi chăn nuôi và sản xuất theo quy trình khép kín.

Chăn nuôi nhỏ lẻ không thể cạnh tranh, nhiều chuồng trại phải đóng cửa

Chăn nuôi nhỏ lẻ không thể cạnh tranh, nhiều chuồng trại phải đóng cửa

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên giá trứng gần như “dậm chân tại chỗ” trong gần 10 năm qua. Đại diện một doanh nghiệp thuộc chương trình Bình ổn giá của TPHCM cho biết: “Trong vòng 10 năm qua, giá đầu vào nguyên liệu hầu hết đều tăng mạnh, giá nhân công cũng tăng nhưng giá trứng gà hầu như không hề biến động”. 

Ông Trương Chí Thiện - Tổng giám đốc công ty Vĩnh Thành Đạt cũng chia sẻ: “Thói quen tiêu dùng trứng của người tiêu dùng ngày càng khó tính, trong đó tiêu chí đầu tiên là xem hạn sử dụng. Do đó để giữ chân khách hàng, công ty chúng tôi phải thay trứng mới mỗi ngày tại các hệ thống bán lẻ. Nói thì đơn giản chứ việc cung ứng và thu hồi trứng mỗi ngày tại hàng ngàn điểm bán không hề dễ dàng, đòi hỏi mạng lưới nhân sự vận chuyển phải hoạt động liên tục. Thật sự cuộc cạnh tranh ở mảng trứng gà khiến các đối thủ mệt mỏi vì giá trị lợi nhuận thấp. Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, nhu cầu tiêu thụ giảm, giá nguyên liệu tăng, khó khăn càng chồng chất hơn nữa”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này đã giảm dần tỉ trọng sản xuất trứng gà, đầu tư thêm nhiều sản phẩm chế biến sâu để bảo quản lâu hơn. 

Chăn nuôi nhỏ lẻ nguy cơ bị xóa sổ

Các dự án đầu tư chăn nuôi gia cầm hiện đại đang nở rộ tuy nhiên năng lực cung ứng từ các doanh nghiệp lớn mới chỉ chiếm khoảng 50% thị phần, 50% nhu cầu còn lại vẫn do các trang trại nông hộ đảm trách. Sức ép về giá bán của các "ông lớn" khiến nhiều trại chăn nuôi nhỏ đứng trước nguy cơ vỡ nợ, ngừng hoạt động vì tình hình dịch bệnh kéo dài khiến tiêu thụ giảm.

Hơn 1 tháng nay, anh Trần Tú Anh, chủ trại chăn nuôi gà đẻ trứng ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã rao bán thanh lý toàn bộ chuồng trại vì không thể gồng gánh nổi chi phí. “Trại mình hơn 2000 con, giá thức ăn, vật tư ngày càng cao trong khi dịch bệnh kéo dài khiến giá trứng quá rẻ, càng bán càng lỗ. Mình thanh lý chuồng trại chỉ khoảng 30 triệu đồng nhưng đến nay vẫn chưa ai hỏi mua” – anh Tú Anh tâm sự. Tương tự, anh Nguyễn Tiến Thắng – chủ trang trại chăn nuôi gà ở H. Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) than thở: “Dịch bệnh kéo dài khiến giá gà, giá trứng rẻ hơn rau, trứng thì ngày nào cũng xuất chuồng ồ ạt mà người mua thì không có. Khó khăn chồng chất khó khăn, chưa bao giờ mà người chăn nuôi lại khổ như thế này. Chỉ thời gian ngắn nữa thôi chắc là rất nhiều người chăn nuôi vỡ nợ”.

Tình hình dịch bệnh kéo dài khiến người chăn nuôi gia cầm thua lỗ

Tình hình dịch bệnh kéo dài khiến người chăn nuôi gia cầm thua lỗ

Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, ngành chăn nuôi gia cầm nói chung đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất từ trước đến nay. Nhiều trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ đã không thể duy trì sản xuất. Hiện nay chỉ có các doanh nghiệp lớn, đầu tư trang trại quy mô và dây chuyền công nghệ hiện đại mới có thể cầm cự nổi.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2021 khoảng 5 - 6%, trong đó thịt gia cầm đạt khoảng 1,5 triệu tấn, sản lượng trứng đạt khoảng 15,6 tỉ quả, tăng 7,5%. Tuy nhiên, trong quý I/2021, tổng đàn gia cầm cả nước đạt khoảng 510 triệu con, tương đương với thời điểm cuối năm 2020. So cùng kỳ năm 2020, sản lượng trứng đạt khoảng 4,3 tỷ quả, tăng khoảng 3,5%. Với diễn biến này thì nguy cơ sẽ thiếu hụt sản phẩm gia cầm trong những tháng cuối năm.

Theo Đinh Đang/Thanh niên

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/cuoc-chien-khoc-liet-xung-quanh-qua-trung-ga-1387357.html

  • Từ khóa

Hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng một năm mới phải đóng thuế VAT

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025
20:16 - 26/11/2024
13 lượt xem

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, song còn nhiều thách thức với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
15:31 - 26/11/2024
137 lượt xem

Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành 'đại gia'

Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi 'chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'. Với giá thành sản xuất...
14:04 - 26/11/2024
167 lượt xem

Đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu

Nhằm tránh tình trạng đầu cơ, 'bong bóng' bất động sản, có thể nghiên cứu để thực hiện thu thuế đối với thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản...
11:21 - 26/11/2024
220 lượt xem

Ngưỡng tính thuế hộ kinh doanh bao nhiêu là phù hợp?

Việc điều chỉnh mức doanh thu chịu thuế đối với hộ kinh doanh là một biện pháp để giảm bớt gánh nặng, chia sẻ khó khăn cho các đối tượng này
09:45 - 26/11/2024
263 lượt xem