9
/
64145
Cánh cửa “học nghề” mở ra nhiều cơ hội với thanh niên
canh-cua-hoc-nghe-mo-ra-nhieu-co-hoi-voi-thanh-nien
news

Cánh cửa “học nghề” mở ra nhiều cơ hội với thanh niên

Thứ 6, 10/08/2018 | 13:19:49
1,137 lượt xem

BGTV- Với quan điểm nghiêm túc, rõ ràng, cùng ý chí quyết tâm khi theo đuổi con đường “làm thợ”, học nghề hiện nay mở ra không ít cơ hội với các bạn trẻ dám nghĩ dám làm thay vì bước vào giảng đường Đại học, Cao đẳng.

Từ chối giảng đường để “chạy theo nghề”

Học nghề là lựa chọn lập nghiệp của rất nhiều bạn trẻ hiện nay

Thực tế hiện nay, trong khi rất nhiều ngành nghề, sinh viên học ra trường không thể xin được việc làm do nhu cầu của thực tế đã bão hòa với năng lực đào tạo thì việc lựa chọn học nghề đã trở thành lựa chọn “cứu cánh” rất nhiều bạn trẻ. Sự phát triển của xã hội đặt ra nhiều thách thức song đồng thời cũng trở thành cơ hội cho những người trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết vươn lên mạnh mẽ trên con đường lập nghiệp.

Xác định được năng lực của mình nên ngay từ đầu em Nguyễn Việt Lâm (sinh năm 2000, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn) đã lựa chọn học nghề thay vì chọn con đường ĐH–CĐ. Em cho biết: “Điểm thi vừa rồi của em cũng đủ đỗ vào một trường cao đẳng nhưng nhìn điều kiện gia đình và nhận thấy sở trường của bản thân thì em nghĩ việc chọn học nghề là phù hợp nhất, sau này ra trường cũng dễ tìm việc làm ngay ở quê”. Theo Lâm chia sẻ, nhà chỉ có 2 anh em, cô em gái hiện vẫn học lớp 7, cả bố và mẹ đều làm nông nên chi phí trang trải trong gia đình khá eo hẹp, vì vậy việc lựa chọn học nghề cùng với việc làm thêm theo Lâm là cách hợp lý nhất để giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cũng phù hợp với nguyện vọng, mong muốn của bản thân.

“Em nghĩ học ở trường nào, ngành nghề nào cũng cần đến chịu khó và phụ thuộc năng lực bản thân mới có thể phát triển được, ngay từ khi học lớp 11,12 em đã yêu thích nghề cơ khí điện tử nên cũng xác định đây là hướng đi của mình sau này, cũng cần biết đến hoàn cảnh gia đình để lượng sức mình, không nên chỉ vì danh tiếng mà bỏ lỡ cả một quãng thời gian dài, bằng cấp hiện nay cũng chỉ là một phần, quan trọng là giá trị hành nghề thật sự với tấm bằng mình cầm” – Lâm chia sẻ.

Cũng chọn học nghề để “bước vào đời”, em Nguyễn Thị Thảo (phường Thọ Xương, TP Bắc Giang) lại mạnh dạn chọn TP Hồ Chí Minh làm nơi học nghề đầu bếp. Thảo cho biết: “Em may mắn hơn là có chị gái lấy chồng trong đấy cũng làm bếp trưởng của một khách sạn nên được anh chị định hướng, em nhận thấy đây là cơ hội tốt, đúng sở thích của mình để theo đuổi”. Với cô bạn này, ngay khi còn ngồi trên ghế THPT Thảo đã “tập tành” kinh doanh đồ ăn online và nhận thấy đam mê của mình dành cho nghề bếp đã khiến Thảo “từ chối” cánh cổng Đại học mặc dù điểm số trong kỳ thi vừa rồi khá cao.

“Học gì cuối cùng vẫn là để làm được gì”

Bằng đam mê và năng lực, nhiều người đã chọn lối rẽ "làm thợ" thay vì bước chân vào giảng đường đại học

Đó là quan điểm của rất nhiều bạn trẻ hiện nay trong việc lựa chọn nghề nghiệp theo đuổi thay vì chạy theo “tiếng thơm” từ các trường ĐH – CĐ. Hiện nay chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề cũng khuyến khích các trung tâm đào tạo và người học, một tấm bằng nghề với trình độ và kinh nghiệm tốt có thể tăng cơ hội nghề nghiệp trên phạm vi khu vực trong thời điểm khó khăn trong tìm kiếm việc làm như hiện nay.

Sở dĩ, đào tạo nghề hiện có ưu thế hơn so với các loại hình đào tạo khác là do nội dung chương trình, thời gian linh hoạt đáp ứng đúng nhu cầu lao động. Mặt khác, đào tạo nghề có thể đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn cũng như phát triển năng lực người học nhờ chú trọng vào khâu thực hành. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề và tạo cơ hội việc làm phù hợp với năng lực cá nhân của các bạn trẻ, nhà trường và các trung tâm dạy nghề cần tăng cường hoạt động tư vấn, tìm kiếm đối tác kết hợp, cập nhật xu hướng trong khu vực và trên thế giới để giúp các em học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường có hiểu biết và chọn lựa đúng ngành nghề để có việc làm phù hợp sau này.

Anh Trần Văn Tú (Phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang) sau gần 5 năm gắn bó với nghề đầu bếp trong nhiều khách sạn lớn tại Hà Nội chia sẻ về con đường “lập nghiệp” của mình. “Trong khi các bạn thi đại học thì tôi nộp hồ sơ đăng ký học nấu ăn tại một trung tâm đào tạo ở Hà Nội, sau khi tốt nghiệp tôi làm việc phụ cho một số nhà hàng, khách sạn lớn để tích lũy kinh nghiệm. Nghề đầu bếp ngày nay được phân biệt rõ ràng với những người nấu ăn thông thường, vì vậy để trở thành đầu bếp thực thụ cần được đào tạo những kiến thức ẩm thực cơ bản và các kỹ năng, phương pháp chế biến món ăn, không chỉ tại các thành phố lớn, tại một số tỉnh hiện nay, nghề đầu bếp cũng rất được ưa chuộng, tôi vẫn thường đùa các đàn em theo sau là học gì rồi cuối cùng vẫn phải làm, và dù làm thầy hay làm thợ, miễn là mình có năng lực và đam mê thì ở đâu cũng có thể sống khỏe” – anh Tú chia sẻ./.

Lê An

Bị 'shipper' mắng xối xả, lừa chuyển khoản để nhận hàng dù không đặt

Nhiều người không đặt mua đơn hàng trực tuyến, nhưng đột nhiên có số lạ gọi đến, xưng là shipper đang giao hàng, đọc đúng tên tuổi, địa chỉ rồi yêu cầu...
08:38 - 23/11/2024
103 lượt xem

Giới trẻ chờ Black Friday 'thứ sáu đen tối' để dọn sạch giỏ hàng

Rất nhiều bạn trẻ tại TP.HCM đã lên sẵn đơn với các mặt hàng muốn mua, quyết dọn sạch giỏ hàng vào 'ngày thứ sáu đen tối' Black Friday tới.
15:18 - 22/11/2024
536 lượt xem

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương cho 2 phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ rơi máy bay YAK-130 ở Bình Định.
14:10 - 22/11/2024
539 lượt xem

Nữ TikToker có thu nhập “khủng” từ nông sản địa phương

Nổi tiếng trên mạng xã hội TikTok với công việc bán hàng online thu nhập "khủng", chị Lê Nguyễn Mỹ Huyền còn hết lòng với công tác an sinh xã hội, nhất là...
11:40 - 22/11/2024
606 lượt xem

Sinh viên muốn làm đúng ngành, doanh nghiệp lắc đầu do đâu?

Ngày hội Công nghệ thông tin - IT Day 2024 do Đoàn - Hội Sinh viên khoa công nghệ thông tin (Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM) tổ chức, ước đón...
07:10 - 22/11/2024
697 lượt xem