190
/
72347
Phương pháp dùng nước chữa bệnh tâm thần của bác sĩ thế kỷ 19
phuong-phap-dung-nuoc-chua-benh-tam-than-cua-bac-si-the-ky-19
news

Phương pháp dùng nước chữa bệnh tâm thần của bác sĩ thế kỷ 19

Chủ nhật, 14/04/2019 | 08:13:01
843 lượt xem

Hai trăm năm trước, để chữa bệnh tâm thần, bác sĩ đổ nước trực tiếp lên đầu bệnh nhân.

Ngày nay, vòi hoa sen đem đến sự thoải mái nhưng vào thế kỷ 19, phát minh này được ví như "bí ẩn hắc ám" tại các bệnh viện tâm thần.

Thời kỳ ấy các thành phố châu Âu lần đầu tiên có hệ thống ống nước hiện đại dài hàng dặm dưới lòng đất. Nhà ở được lắp thêm phòng tắm với những thiết bị phổ biến của ngày nay như bồn vệ sinh hay chậu rửa mặt. Chạy đua trong quá trình đổi mới này, các bệnh viện tâm thần cũng tìm ra cách chữa bệnh mới: dùng nước chữa bệnh mất trí.

Thực tế, ý tưởng lạ lùng trên đã có từ lâu. Từ thế kỷ 17, thầy thuốc người Bỉ Jan Baptist van Helmont, sau khi nghe chuyện về một kẻ điên minh mẫn trở lại nhờ lao mình xuống hồ nước, đã áp dụng phương pháp này với bệnh nhân. Con trai bác sĩ Van Helmont cho biết cha mình cởi quần áo và trói tay bệnh nhân lại rồi dìm đầu họ xuống nước.

Phương pháp của Van Helmont không thực tế và an toàn vì nhiều bệnh nhân đã chết đuối trước khi được chữa khỏi. Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng các bệnh viện tâm thần và sự cải tiến hệ thống ống nước, phương pháp chữa bệnh bằng nước lại trở nên phổ biến. Chỉ khác là thay vì ngâm cả người vào nước, bác sĩ đổ nước trực tiếp lên đầu bệnh nhân.

Minh họa phương pháp chữa bệnh tâm thần bằng nước hồi thế kỷ 19. Ảnh: Atlantic.

Minh họa phương pháp chữa bệnh tâm thần bằng nước hồi thế kỷ 19. Ảnh: Atlantic.

Suốt thế kỷ 19, các thầy thuốc liên tiếp phát minh ra những hệ thống vòi hoa sen mới. Bác sĩ Alexander Morison (Scotland) thiết kế vòi hoa sen có chỗ ngồi và một lỗ ở trên cao - nơi dòng nước chảy thẳng xuống đầu bệnh nhân.

Bác sĩ Joseph Guislan (Bỉ) sáng tạo chiếc vòi hoa sen lớn với bể chứa nước được lắp đặt trên mái nhà trại thương điên. Bệnh nhân ngồi trên ghế và không biết khi nào nước xả xuống. "Bất ngờ và sợ hãi là một phần của quá trình điều trị", bà Stephanie Cox, giảng viên Đại học Công nghệ Auckland (New Zealand), chuyên nghiên cứu về cách sử dụng vòi hoa sen trong các trại thương điên nhận định.

Các bệnh viện châu Âu cũng thử để bệnh nhân ngồi trong bồn tắm hàng giờ, thậm chí hàng ngày. Đội ngũ y tế cuộn bệnh nhân trong những miếng vải ướt và để họ toát mồ hôi suốt nhiều giờ với niềm tin phương pháp này giúp giảm tắc nghẽn ở não bộ và loại bỏ độc tố gây mất trí. 

Sang thế kỷ 20, cách chữa bệnh bằng nước trở nên lỗi thời với sự ra đời của các phương pháp điều trị khác đòi hỏi ít cơ sở hạ tầng chuyên biệt hơn như sốc điện, thuốc chống loạn thần. Tuy vậy, đó vẫn là một trong những phương pháp đầu tiên tập trung vào việc thay đổi cơ thể vật lý để điều trị tâm trí, cho thấy nguồn gốc sinh học của bệnh tâm thần - ý tưởng gần như được coi là hiển nhiên của ngày nay.

Mai Hương/VnExpress (Theo The Atlantic)

  • Từ khóa

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Một nghiên cứu từ Anh - Hà Lan đã chỉ ra một loạt nguyên nhân giật mình tác động đến não bộ, gây ra chứng sa sút trí tuệ khởi phát ở tuổi trẻ...
15:08 - 05/05/2024
28 lượt xem

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ không có nguy cơ ngộ độc?

Các bác sĩ cho biết không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm, bảo quản sai cách dễ hư hỏng gây ngộ độc.
10:06 - 05/05/2024
148 lượt xem

Có nên ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu?

'Ăn thịt bò có thật sự bổ máu; ăn thịt bò mỗi ngày có tốt không?'... là thắc mắc thường gặp của nhiều người trong cuộc sống hằng ngày.
06:55 - 05/05/2024
214 lượt xem

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
658 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
1,196 lượt xem