190
/
69532
10 mối đe dọa sức khỏe nhân loại 2019
10-moi-de-doa-suc-khoe-nhan-loai-2019
news

10 mối đe dọa sức khỏe nhân loại 2019

Thứ 3, 22/01/2019 | 07:22:42
592 lượt xem

Lần đầu tiên không tiêm vắcxin được WHO đưa vào nhóm 10 mối đe dọa sức khỏe con người bởi khiến các bệnh truyền nhiễm trỗi dậy.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu năm 2019. Trong số này, lần đầu tiên xuất hiện vấn đề không tiêm vắcxin.

Theo Live Science, vắcxin giúp nhân loại phòng tránh 2-3 triệu cái chết mỗi năm. Tuy nhiên, do dự tiêm phòng, được định nghĩa là chậm trễ hoặc từ chối tiêm vắc xin dù có sẵn dịch vụ tiêm chủng, đang đe dọa đảo ngược mọi nỗ lực con người đạt được trong công cuộc chống lại bệnh truyền nhiễm. 

Ví dụ điển hình nhất là bệnh sởi. Những năm gần đây, số ca mắc bệnh sởi trên thế giới tăng 30% cho dù đây là bệnh phòng được bằng vắcxin. Thực tế, các quốc gia gần như đã xóa sổ bệnh sởi giờ đây chứng kiến căn bệnh trỗi dậy. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chính là do không tiêm vắcxin.

Ảnh: WHO.

Ảnh: WHO.

Tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins ở Baltimore nhận định cách đây 100 năm, danh sách các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu chỉ có bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, điều này thay đổi nhờ vắcxin.

Bên cạnh vắcxin, các mối đe dọa khác được WHO đề cập là bệnh không truyền nhiễm như tim mạch, tiểu đường và ung thư.

"Trước kia, con người không sống đủ lâu để mắc nhiều bệnh không truyền nhiễm", tiến sĩ Adalja giải thích. "Việc các bệnh không truyền nhiễm cũng được đưa vào danh sách cũng là bằng chứng cho thấy vắc xin hiệu quả đến mức nào".

WHO nhận định do dự tiêm phòng là vấn đề phức tạp cần giải quyết bởi mỗi cá nhân lại có lý do riêng để từ chối vắc xin. Ví dụ, một số người nghi ngờ độ an toàn của vắcxin trong khi vài người khác cho rằng con cái họ phải tiêm quá nhiều. Đặc biệt, một bộ phận người dân chủ quan, cho rằng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm rất thấp nên không cần tiêm vắcxin. 

Với những trường hợp trên, tiến sĩ Adalja khuyên khi thấy bệnh nhân do dự tiêm phòng, các bác sĩ cần tìm hiểu căn nguyên và đưa ra những bằng chứng khoa học chứng minh vắcxin là phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh đó, mỗi người cần tự nhận thức các bệnh truyền nhiễm vẫn rất nguy hiểm.

"Chúng ta cần quay lại thời điểm khi vắcxin được đón nhận như những chiếc smartphone mới", tiến sĩ Adaljia nói.

10 mối đe dọa:

Ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu

Bệnh không truyền nhiễm (như tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch)

Đại dịch cúm

Môi trường sống không đảm bảo

Kháng kháng sinh

Ebola và các bệnh nguy hiểm khác (như Zika, Nipah, MERS-CoV, SARS)

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu yếu kém

Không tiêm vắcxin

Sốt xuất huyết

HIV

Theo VnExpress

  • Từ khóa

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
41 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
87 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
134 lượt xem

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
498 lượt xem

Nắng nóng gay gắt: Làm gì để bảo vệ sức khỏe, hạn chế sốc nhiệt?

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, người dân cần hạn chế ra đường trong những khung giờ cao điểm, bổ sung đủ nước, không chuyển môi trường đột ngột từ...
15:30 - 02/05/2024
508 lượt xem