11
/
69251
Dạy con nhận ra dấu hiệu của kẻ bắt cóc trẻ em
day-con-nhan-ra-dau-hieu-cua-ke-bat-coc-tre-em
news

Dạy con nhận ra dấu hiệu của kẻ bắt cóc trẻ em

Thứ 3, 15/01/2019 | 09:32:13
496 lượt xem

Đôi khi những kẻ bắt cóc có thể sử dụng những đứa trẻ khác làm mồi nhử để thực hiện hành vi của mình.

Mỗi năm, hàng ngàn trẻ em trên khắp thế giới biến mất vì bị bắt cóc. Những kẻ bắt cóc đều là những "nhà tâm lý học" rất giỏi. Chúng có thể dễ dàng tạo lòng tin ở trẻ bằng một vài thao tác đơn giản.

Cha mẹ có thể nói trước những dấu hiệu này để con hiểu và tránh bị bắt cóc.

Dạy con nhận ra dấu hiệu của kẻ bắt cóc trẻ em

Một trong những thủ thuật phổ biến nhất mà những kẻ bắt cóc thường sử dụng là nhờ một đứa trẻ giúp đỡ. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo bởi những người trưởng thành không bao giờ nhờ một đứa trẻ không quen để được giúp đỡ.

Nếu một người trưởng thành có vấn đề gì đó (ví dụ mất một con chó hoặc không thể mở cửa xe vì đang bận xách túi nặng), họ sẽ nhờ một người lớn khác giúp đỡ chứ không phải một đứa trẻ.

Dạy con nhận ra dấu hiệu của kẻ bắt cóc trẻ em

Nếu một đứa trẻ đang khóc, cố gắng để giằng tay ra hoặc la hét, có thể là đứa trẻ vừa làm điều gì đó sai trái. Nhưng nếu đứa trẻ quá hoảng loạn, người lớn cần chạy đến hỏi xem có vấn đề gì đang xảy ra. Đừng ngại hỏi đứa trẻ khi có người lớn ở đó. Nếu đây là kẻ bắt cóc, hắn có thể sẽ chạy trốn vì bị ghi nhớ khuôn mặt.

Dạy con nhận ra dấu hiệu của kẻ bắt cóc trẻ em

Những người đi vòng quanh sân chơi và quan sát trẻ em rất đáng ngờ. Chụp ảnh một trong số những người đó sẽ làm họ chú ý. Hành động đơn giản này có thể làm cho kẻ bắt cóc sợ hãi.

Dạy con nhận ra dấu hiệu của kẻ bắt cóc trẻ em

Trẻ em rất cởi mở và dễ tin tưởng nếu được cho bánh kẹo hoặc đồ chơi. Nếu những kẻ bắt cóc hứa sẽ chỉ cho trẻ một thứ hay ho khi chúng vào xe thì đây đích thị là một kẻ bắt cóc. Người lớn bình thường không tặng quà cho trẻ em không quen biết hoặc mời chúng vào xe.

Dạy con nhận ra dấu hiệu của kẻ bắt cóc trẻ em

Những kẻ bắt cóc có thể biết rất rõ về gia đình của một đứa trẻ, ngay cả người lớn cũng sơ suất mà tin tưởng.

Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, một kẻ phạm tội có thể biết được ngay cả những chi tiết nhỏ nhất như tên của người thân hoặc bạn đồng nghiệp của bố mẹ, đồ chơi mà trẻ có trong ngày sinh nhật, phòng của trẻ trông như thế nào, ...

Sử dụng tất cả thông tin này, kẻ bắt cóc có thể tự giới thiệu mình với tư cách là một người bạn hoặc đồng nghiệp của cha mẹ. Chúng nói rằng mẹ của bé đang ở trong bệnh viện và họ sẽ đưa bé đến đó ngay bây giờ. 9/10 trường hợp, đây là dấu hiệu của hành vi bắt cóc.

Dạy con nhận ra dấu hiệu của kẻ bắt cóc trẻ em

Đôi khi kẻ bắt cóc có thể sử dụng những đứa trẻ khác làm mồi và dùng chúng để tìm hiểu thông tin về "con mồi".

Tuy nhiên, phần lớn trong trí tưởng tượng của trẻ em nghĩ rằng kẻ bắt cóc phải là những người đàn ông ghê gớm, có bộ râu rậm và đeo kính râm. Tuy nhiên, trên thực tế phụ nữ hay trẻ nhỏ đều có thể trở thành kẻ bắt cóc.

Dạy con nhận ra dấu hiệu của kẻ bắt cóc trẻ em

Nếu nhìn thấy một chiếc xe chạy chậm dọc theo đường phố và đang nói chuyện với một đứa trẻ, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo. Và nếu người lái xe yêu cầu trẻ hướng dẫn hoặc mời trẻ vào xe thì điều này càng đúng hơn. Bởi nếu là một người lái xe bình thường sẽ hỏi người lớn, cảnh sát hoặc đơn giản là sử dụng GPS.

Thúy Nga/Vietnamnet (Theo Brightside)

  • Từ khóa

Bài học giá trị cho thế hệ trẻ

Nhiều nhà khoa học, giảng viên đã thảo luận phương thức GD HSSV về ý nghĩa Chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng trong GD quốc phòng và an ninh hiện...
16:26 - 07/05/2024
313 lượt xem

Thất nghiệp sau đại học gây nhức nhối tại Ấn Độ

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo thanh niên có trình độ học vấn ở Ấn Độ có tỷ lệ thất nghiệp cao.
14:18 - 07/05/2024
385 lượt xem

Hàng triệu học sinh nghỉ học vì nắng nóng

Nắng nóng đang diễn ra diện rộng ở châu Á và Bắc Phi khiến nhiều trường học phải đóng cửa, gây gián đoạn việc học của hàng triệu học sinh.
11:40 - 07/05/2024
457 lượt xem

70 năm tự hào vượt khó, tạo 'đột phá'

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên) trong cảnh tối tăm, nghèo nàn và lạc hậu. Đâu đâu cũng thấy mù chữ, thất học.
08:51 - 07/05/2024
494 lượt xem

Vì sao tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT 4 năm qua cao?

Từ năm 2020 - 2023, kỳ thi tốt nghiệp THPT theo luật Giáo dục 2019. Trong hai năm đầu, việc tổ chức thi gặp khó khăn rất lớn, thế giới và VN trải qua...
07:30 - 07/05/2024
534 lượt xem