190
/
65997
Thực phẩm chức năng với trẻ nhỏ – con dao 2 lưỡi !
thuc-pham-chuc-nang-voi-tre-nho-con-dao-2-luoi
news

Thực phẩm chức năng với trẻ nhỏ – con dao 2 lưỡi !

Thứ 6, 05/10/2018 | 15:17:53
2,262 lượt xem

BGTV- Hiện nay đời sống khá giả hơn, cha mẹ nào cũng mong muốn con mình phát triển toàn diện nhất. Thị trường từ đó mà xuất hiện ngày càng nhiều các loại thực phẩm chức năng (TPCN) với quảng cáo “có cánh” như giúp trẻ phát triển mà không có tác dụng phụ... Chính điều này khiến tình trạng lạm dụng TPCN đang ở mức báo động.

Thị trường hiện nay với đa dạng các loại TPCN dành cho trẻ nhỏ

Sử dụng tràn lan TPCN không theo chỉ dẫn

Lo lắng cho cô con gái gần 5 tuổi nhưng biếng ăn chậm lớn nên chị Nguyễn Thị Lan (Đồng Cửa, TP Bắc Giang) thường xuyên tìm đến các loại TPCN bổ sung vi chất như kẽm, canxi, các sản phẩm kích thích ăn ngon. Cứ thấy các shop xách tay có hàng gì mới từ Nhật, Mỹ, Pháp về là chị tìm hiểu rồi mua về cho con dùng thử. “Nhìn con còi cọc cũng xót ruột lắm nên bạn bè ai bảo thứ gì tốt thấy phù hợp là tôi cũng đều cho cháu dùng thử, đi khám bác sỹ cũng không có vấn đề gì nhưng thấy con như thế mà không cho uống thuốc bổ thì mình cũng không yên tâm” – chị Lan cho biết.

Trên thị trường hiện nay với “bạt ngàn” các loại TPCN đa dạng công dụng, gặp vấn đề sức khỏe, phát triển nào của trẻ cũng có thể dễ dàng tìm được sản phẩm bổ trợ tương ứng. Phổ biến nhất vẫn là các sản phẩm hỗ trợ ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng, tăng chiều cao, tăng cân, bổ sung các chất như canxi, sắt, kẽm... Tuy nhiên thực tế rất ít người đưa con đi khám, kiểm tra xem con mình thiếu chất gì và tuân thủ bổ sung theo chỉ định của bác sĩ mà nhiều phụ huynh vẫn đặt niềm tin vào “bác sĩ Google”, tự tìm hiểu thông tin, “truyền tai” nhau về một loại TPCN nào đó mà không biết rằng con mình chính là người ảnh hưởng trực tiếp.

Cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên tình trạng sức khỏe và phát triển của con em mình để có điều chỉnh phù hợp, không nên lạm dụng TPCN

Trường hợp của chị Lê Thu P (Đa Mai, TP Bắc Giang) đến khám tại Bệnh viện sản nhi Bắc Giang là một bài học vì lạm dụng TPCN. Khi thấy con trai 10 tháng rụng tóc vành khăn, hay vặn mình khó chịu, chị P có cho con uống can xi và vitamin D3 để bổ sung vì nghĩ con thiếu chất, nhưng khi thấy con quấy khóc, không đi ngoài chị P mới “tá hỏa” đưa cho đi khám. Bác sỹ kết luận vì tự ý bổ sung canxi không đúng cách khiến bé bị táo bón nghiêm trọng.

Bên cạnh việc sử dụng tràn lan, tại các trang mạng hiện nay, TPCN cũng được quảng cáo và bày bán la liệt, nhiều mặt hàng được quảng cáo như một “thần dược” đa công dụng, không ít vụ TPCN giả, kém chất lượng bị lực lượng chức năng phanh phui đã khiến cho thị trường của loại sản phẩm này “hỗn loạn” khó kiểm soát về nguồn gốc, tác dụng thật sự của sản phẩm... trong khi đó các phụ huynh vẫn vô tư mua và sử dụng cho con em mình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sử dụng TPCN thế nào để đạt hiệu quả thực sự không phải dễ, nhiều cha mẹ còn có quan điểm bổ sung càng nhiều càng tốt, hoặc có biểu hiện của bệnh thì tìm ngay đến TPCN, nhiều loại TPCN còn đắt hơn thuốc nhưng nếu không biết cách sử dụng hiệu quả thì sẽ gây lãng phí, không hiệu quả, thậm chí dùng không đúng có thể gây tác dụng phụ, không khi đó việc bổ sung dinh dưỡng thông qua lựa chọn thực phẩm, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, vui chơi của trẻ lại không được nhiều phụ huynh quan tâm.

Không dành cho tất cả mọi người

Bộ Y tế đã có quy định không được phép kê TPCN vào đơn thuốc. Quy định này để người dân có thể quyết định việc sử dụng TPCN như thế nào cho phù hợp. Không thể phủ nhận tác dụng của các loại TPCN trong đời sống hiện đại, song nếu lạm dụng và không có hiểu biết nhất định khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cần có ý kiến chỉ định, lời khuyên của bác sỹ khi dùng sản phẩm hỗ trợ, bổ sung đối với trẻ nhỏ

Theo Phòng tư vấn dinh dưỡng -Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, với trẻ nhỏ chỉ những trường hợp thực sự cần thiết mới cần đến TPCN như khi trẻ mắc bệnh mạn tính (như ung thư, điều trị bệnh dài ngày...) hoặc trẻ thiếu dinh dưỡng trầm trọng, hấp thu qua đường tiêu hoá không đủ, còn với trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt, không có nguy cơ gì về hấp thu thì không cần bổ sung TPCN. Bên cạnh đó, khi định dùng TPCN cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ xem con mình có thiếu chất gì, mắc bệnh gì, điều kiện sống, chế độ sinh hoạt như thế nào để từ đó biết được loại TPCN phù hợp tình trạng bệnh lý cũng như dinh dưỡng của con em mình.

TPCN không thể thay thế thực phẩm trong việc cung cấp dinh dưỡng và càng không thể thay thế thuốc nếu trẻ bị bệnh. Do đó, mỗi phụ huynh cần sáng suốt khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho con em mình, tránh lãng phí và không hiệu quả như mong đợi./.

Minh Anh

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
42 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
75 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
482 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
506 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
581 lượt xem