11
/
64389
Thực hiện chương trình phổ thông mới: Nhà giáo phải đổi mới
thuc-hien-chuong-trinh-pho-thong-moi-nha-giao-phai-doi-moi
news

Thực hiện chương trình phổ thông mới: Nhà giáo phải đổi mới

Thứ 6, 17/08/2018 | 11:04:30
1,018 lượt xem

Chỉ còn một năm học nữa là Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai. Bên cạnh việc đầu tư, chuẩn bị về cơ sở vật chất và trang thiết bị thì vấn đề con người (giáo viên) là hết sức quan trọng.

Đội ngũ nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mớiĐội ngũ nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới

Làm sao để đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu chương trình mới? Công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ sẽ như thế nào? Đây là vấn đề lớn, cần phải huy động nguồn lực của cả xã hội để thực hiện thành công chương trình.

Giáo viên - yếu tố “sống còn” trong Chương trình mới

Một trong những điểm mới của chương trình các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là việc tích hợp liên môn để giúp học sinh giảm tải. Từ nhiều năm trước, Bộ GD&ĐT đã có chủ trương thí điểm dạy học tích hợp.

Một số Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn cho lực lượng giáo viên nòng cốt chuyên môn ở các quận/huyện, sau đó lực lượng này sẽ phổ biến đến từng giáo viên trên địa bàn. Tuy nhiên, dạy thế nào, vận dụng thế nào, đến nay nhiều giáo viên còn lúng túng. Nguyên nhân là lâu nay, giáo viên vốn được đào tạo chuyên sâu một môn học nên khi phải thực hiện dạy liên môn đương nhiên sẽ gặp khó khăn.

Nhấn mạnh vai trò của đội ngũ giáo viên trong chương trình giáo dục phổ thông mới, GS Võ Tòng Xuân, nêu quan điểm: “Theo tôi, không chỉ đổi mới chương trình mà còn một việc hết sức quan trọng là đào tạo đội ngũ giáo viên ở các trường sư phạm và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện tại để có thể đáp ứng tốt chương trình giáo dục phổ thông mới. Có chương trình tốt, có cơ sở vật chất đầy đủ nhưng thiếu người thầy giỏi thì rất khó thành công!”.

Theo TS Nguyễn Văn Huấn - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bến Tre, nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre: Không đợi đến khi có chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới mà ngay từ thời điểm hiện nay, cần phải chỉ đạo các trường triển khai mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá qua việc triển khai các phương pháp dạy học tích cực. Cụ thể như: Phương pháp Bàn tay nặn bột, Dạy học theo dự án; triển khai mô hình Trường học mới; hưởng ứng cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp, cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống…

Đổi mới từ trường sư phạm đến giáo viên

Khi có Chương trình giáo dục phổ thông mới thì trường sư phạm phải có giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu của chương trình này. Song song đó là công tác bồi dưỡng, đào tạo lại cho đội ngũ nhà giáo các cấp học. Để làm sao khi chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai thì sẽ thông suốt trong hệ thống, từ trường sư phạm cho đến các trường phổ thông…

Theo chia sẻ của GS Võ Tòng Xuân: “Một trong những thay đổi đóng vai trò then chốt trong mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chính là hệ thống các trường sư phạm - cỗ “máy cái” đào tạo giáo viên. Người thầy trong thế kỷ 21, người thầy trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ dạy những điều đã học trong phạm vi chương trình, trong nhà trường mà phải “mở”, phải cập nhật kiến thức và phải dạy những gì xã hội, thời đại cần chứ không phải dạy những gì mà người thầy có”.

TS Bùi Xuân Dũng - Giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị (Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM) cho rằng, giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường phải được đào tạo lại, bồi dưỡng theo hướng trang bị kiến thức chuyên sâu; năng lực tư vấn nghề nghiệp, lựa chọn môn học. Những vấn đề này phải được quan tâm giải quyết thì mới bảo đảm tính hiệu quả, khả thi của chương trình mới.

Theo Quốc Ngữ/GD&TĐ

  • Từ khóa

Bài học giá trị cho thế hệ trẻ

Nhiều nhà khoa học, giảng viên đã thảo luận phương thức GD HSSV về ý nghĩa Chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng trong GD quốc phòng và an ninh hiện...
16:26 - 07/05/2024
218 lượt xem

Thất nghiệp sau đại học gây nhức nhối tại Ấn Độ

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo thanh niên có trình độ học vấn ở Ấn Độ có tỷ lệ thất nghiệp cao.
14:18 - 07/05/2024
268 lượt xem

Hàng triệu học sinh nghỉ học vì nắng nóng

Nắng nóng đang diễn ra diện rộng ở châu Á và Bắc Phi khiến nhiều trường học phải đóng cửa, gây gián đoạn việc học của hàng triệu học sinh.
11:40 - 07/05/2024
353 lượt xem

70 năm tự hào vượt khó, tạo 'đột phá'

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu (nay là Điện Biên) trong cảnh tối tăm, nghèo nàn và lạc hậu. Đâu đâu cũng thấy mù chữ, thất học.
08:51 - 07/05/2024
384 lượt xem

Vì sao tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT 4 năm qua cao?

Từ năm 2020 - 2023, kỳ thi tốt nghiệp THPT theo luật Giáo dục 2019. Trong hai năm đầu, việc tổ chức thi gặp khó khăn rất lớn, thế giới và VN trải qua...
07:30 - 07/05/2024
427 lượt xem