190
/
53049
Dùng thuốc chống muỗi cần cẩn trọng
dung-thuoc-chong-muoi-can-can-trong
news

Dùng thuốc chống muỗi cần cẩn trọng

Chủ nhật, 10/09/2017 | 07:00:26
1,536 lượt xem

BGTV- Tình hình dịch sốt xuất huyết hiện còn diễn biến phức tạp trên cả nước, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang lo ngại trước dịch bệnh, nhiều người tìm đến các sản phẩm kem bôi, thuốc chống muỗi để sử dụng cho các thành viên trong gia đình, tuy nhiên việc phòng ngừa muỗi đốt bằng hình thức này cũng cần thận trọng, đặc biệt đối với trẻ em.

Thời điểm dịch sốt xuất huyết như hiện nay, chị Nguyễn Thị P. (Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang) chủ một shop chuyên bán hàng xách tay cho biết các loại kem chống muỗi bán rất chạy, xuất xứ từ các nước Nhật, Đức, Thái Lan, những mặt hàng này có mùi “kị muỗi” như sả, bạc hà với giá dao động từ 100.000 – 250.000 đồng/sản phẩm. Ngoài ra các mặt hàng như tinh dầu đốt đèn, xông nhiệt cũng bày bán khá nhiều được quảng cáo với công dụng khử mùi, xua muỗi. “Các loại thuốc kem bôi chống muỗi ngoại nhập thường có giá cao hơn hàng trong nước nhưng nhiều người dân vẫn rất ưa chuộng, có loại dùng được cho trẻ em và người lớn, nhiều người cũng dùng như một cách để phòng bệnh” – Chị P chia sẻ.

Phòng tránh muỗi đốt bằng các loại thuốc, kem cần tuân theo khuyến cáo, tránh lạm dụng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ

Thời tiết diễn biến thất thường, mưa, nắng xen kẽ nhau như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Hơn nữa, theo các chuyên gia y tế thì đặc điểm của bệnh lý này trong năm nay là dễ gây biến chứng suy thận, suy gan càng khiến phụ huynh lo lắng muốn “đuổi” muỗi cho con bằng các loại thuốc chống muỗi. Tuy nhiên khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bôi ngoài da, đặc biệt với làn da nhạy cảm, mỏng manh của trẻ nhỏ, mọi người cần lưu ý tới thành phần và tác dụng của loại kem mình sử dụng.

Với các loại thuốc chống muỗi, dù ở dạng nào: kem, gel, dung dịch bôi cho đến các loại thuốc nước, thuốc xịt... của bất kỳ nhà sản xuất nào cũng đều có chung một thành phần chính là thuốc DEET – đây là một loại thuốc chống côn trùng tốt, với tỷ lệ thấp nhất là 15% kết hợp cùng một số thành phần khác. Tuy nhiên, dù có tỷ lệ thấp nhưng hóa chất DEET không phải là hoàn toàn vô hại, việc quá lạm dụng kem chống muỗi có thể gây ra những tổn hại nhất định trên da và trẻ em là đối tượng dễ bị tác dụng phụ nhất từ việc sử dụng các sản phẩm này. Tác dụng phụ do dị ứng với hóa chất DEEP có thể là mẩn ngứa, viêm da, đau đầu.. nặng hơn có thể thể dẫn tới co giật, các loại chống muỗi dạng xịt cũng dễ lọt vào đường hô hấp của trẻ.

Để không mắc phải sai lầm khi lạm dụng thuốc chống muỗi tràn lan không đúng cách, người dân chỉ nên sử dụng trong các trường hợp cần thiết như đang sống trong vùng có dịch sốt xuất huyết, đến nơi xa lạ, du lịch, nhiều cây cối ẩm thấp... Với trẻ nhỏ, nên hạn chế dùng thuốc bôi trực tiếp lên da, không bôi lên bàn tay nhiều vì trẻ có thể ngậm, mút tay, trong trường hợp phải dùng thì nên sử dụng thuốc dạng nước hoặc kem thay vì thuốc phun xịt để tránh trẻ có thể hít phải. Kem chống muỗi hay những loại thuốc tương tự chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó phụ huynh cần tắm sạch sẽ cho trẻ để loại bỏ hóa chất trên da. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, tốt nhất không nên cho bé dùng thuốc chỗng muỗi, đặc biệt là các sản phẩm chứa DEET.

Người dân nên áp dụng các biện pháp không để lăng quăng bọ gậy phát triển quanh môi trường sống

Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang, dù đã được tuyên truyền nhưng nhận thức của người dân về công tác phòng chống bệnh, phát hiện bệnh sốt xuất huyết chưa cao. Do đó công tác tuyên truyền người dân về cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết cần được tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Cụ thể là tuyên truyền về biểu hiện của bệnh, mức độ nguy hiểm, phương thức lây truyền, cách điều trị bệnh… Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc đặc trị và không có vaccine nên các biện pháp phòng bệnh là vấn đề cần được chú trọng. Ngoài việc giữ sạch môi trường sống, ngay trong gia đình có thể sử dụng một số sản phẩm tự nhiên để xua muỗi như các loại tinh dầu sả, tuyết tùng, bạc hà, cỏ chanh, dầu khuynh diệp có tác dụng trong khoảng thời gian nhất định.

Ngủ dùng màn là cách hữu ích ngăn ngừa muỗi đốt

Phòng bệnh sốt xuất huyết không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Y tế, các cấp chính quyền mà cả cộng đồng cũng cần phối hợp chặt chẽ bằng các biện pháp như chủ động thu gom phế thải, diệt bọ gậy, chống muỗi, chủ động nằm màn tránh muỗi đốt. Khi có biểu hiện sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Minh Anh

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
372 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
392 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
484 lượt xem

Mùa lạnh: Bác sĩ cảnh báo gia tăng đột quỵ xuất huyết não

Thời tiết lạnh, chuyển mùa có thể làm co giãn quá mức hệ thống mạch máu, làm tăng huyết áp và tăng hoạt động của tim, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ xuất...
07:14 - 22/11/2024
579 lượt xem

Bác sĩ nói gì về ăn cay và các cơn đau tim?

Cuộc tranh luận từ lâu về tác động của ăn cay đối với sức khỏe tim mạch vẫn tiếp diễn. Trong khi một số người tin rằng cách ăn này tốt cho tim, những...
16:56 - 21/11/2024
941 lượt xem