240
/
92268
Sau vụ cây phượng đổ, một số trường sợ quá đốn cây, sân trường trơ trụi
sau-vu-cay-phuong-do-mot-so-truong-so-qua-don-cay-san-truong-tro-trui
news

Sau vụ cây phượng đổ, một số trường sợ quá đốn cây, sân trường trơ trụi

Thứ 6, 29/05/2020 | 09:20:49
332 lượt xem

Sau vụ cây phượng vĩ đổ ở Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM), một số trường đã đốn bỏ nhiều cây lớn, nhất là phượng vĩ. Sân trường bỗng trở nên ngột ngạt vì thiếu bóng cây.

Sau vụ cây phượng đổ, một số trường sợ quá đốn cây, sân trường trơ trụi - Ảnh 1.

Học sinh vui đùa dưới bóng cây trong sân trường. Cây xanh cần được chăm sóc, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn cho học sinh thay vì chặt bỏ - Ảnh: NAM TRÂN

Nhiều ý kiến cho rằng xử lý cây xanh không an toàn là tốt nhưng chặt vô tội vạ là không nên.

Các chuyên gia cần vào cuộc với từng trường hợp cây cụ thể. Nếu an toàn có thể giữ lại chăm sóc và theo dõi. Nếu không thì buộc lòng phải đốn bỏ, dù cho đó có thể là kỷ niệm đáng nhớ đi chăng nữa.

— Bà Nguyễn Thị Thu Hà (phụ huynh học sinh ở Phú Nhuận, TP.HCM) —

Sinh viên Nguyễn Ngọc Anh Thư (Trường ĐH Tài chính - marketing):

Không gian học tập

Cây xanh là một phần thiết yếu của trường học. Cây tạo bóng mát, lọc không khí, đem lại cảm giác thoải mái cho con người... Đặc biệt ở trường học, cây xanh còn là không gian học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên. Không nên ồ ạt chặt bỏ cây xanh mà cần bình tĩnh hơn. Nên kiểm tra lại toàn bộ các cây trong khuôn viên, cây nào già hoặc có dấu hiệu bị mọt ăn thì xem xét cứu chữa, trường hợp nặng thì chặt bỏ và trồng cây mới thay thế.

Học sinh Lâm Đào Trúc Anh (Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM):

Ảnh hưởng đời sống học đường

Cây xanh ngoài việc cung cấp bóng mát cho sân trường còn là kỷ niệm gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, giáo viên. Cây xanh đứng đó chứng kiến bao vui buồn của tuổi học trò. Vì vậy, theo tôi việc chặt cây xanh vô tội vạ không phải là giải pháp tối ưu đảm bảo an toàn trường học mà còn ảnh hưởng đến đời sống học đường của học sinh.

Tôi nghĩ cách tốt hơn là vẫn giữ cây xanh như hiện nay. Nhưng nhà trường cần kiểm tra tình trạng của cây thường xuyên hơn, để tâm và chăm sóc cho cây nhiều hơn nữa. Ngoài ra để đảm bảo an toàn khi mùa mưa bão sắp tới, nên khuyến cáo học sinh không nên ra khỏi lớp học những ngày mưa dông lớn.

Giáo viên Võ Kim Bảo (Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM):

Nhiều giải pháp để an toàn

Tai nạn đáng buồn tại Trường THCS Bạch Đằng là sự việc hi hữu. Qua đó chúng ta cần chú ý hơn về vấn đề an toàn của mảng xanh trong trường. Tuy nhiên việc chặt bỏ cây xanh ồ ạt ở một số trường là hơi cực đoan. Cái lo của thầy cô quản lý là có cơ sở. Nhưng còn

rất nhiều giải pháp khác để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, chặt bỏ cây không phải là giải pháp duy nhất. Thầy cô chúng tôi quanh năm trong nhiều tiết học luôn giáo dục học trò phải yêu và bảo vệ thiên nhiên. Nếu chặt vô tội vạ có thể làm thiên nhiên xa các em hơn, bài giảng của thầy cô cũng khó mà có tác động đến nhận thức các em hơn.

Ông Nguyễn Công Đức (phó hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận, quận Phú Nhuận, TP.HCM):

Cần giúp đỡ từ các đơn vị chuyên môn

Trồng cây xanh trong trường ai cũng muốn có bóng mát. Nhưng việc duy trì, đảm bảo an toàn rất cần sự phối hợp với các cơ quan chức năng. Bởi nhà trường khi nhìn bằng mắt thường có thể thấy cây vẫn tươi tốt nhưng không đủ chuyên môn để biết được trong thân, rễ có vấn đề gì bất thường hay không. Nhà trường cần sự giúp đỡ từ các đơn vị chuyên môn kiểm tra định kỳ mỗi năm, có thể ít nhất hai lần vào đầu mùa mưa và đầu năm học.

Hiện nay, lãnh đạo các trường chủ yếu nắm về giáo dục nhiều hơn những gì liên quan đến cây xanh. Tuy nhiên cũng không nên vội vàng chặt cây xanh mà cần tham khảo ý kiến chuyên gia từ các công ty công viên cây xanh địa phương có nên đốn hạ hay không, đặc biệt với những cây lớn. Nếu chuyên gia khuyên nên chặt bỏ thì không nên tiếc mất cây, mất đi bóng mát. Sau sự cố xảy ra, cẩn trọng luôn được đặt lên hàng đầu.

Không để xảy ra chặt cây bừa bãi

Ngày 28-5, ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - đã chỉ đạo các sở ban ngành không để xảy ra tình trạng chặt cây xanh bừa bãi trong trường học.

"TP đã chỉ đạo các sở ban ngành phối hợp, rà soát kỹ cây xanh trồng trong trường học để đảm bảo an toàn cũng như bóng mát cho học sinh ở sân trường" - ông Đức nói.

Ông Đức chỉ đạo Sở GD-ĐT TP.HCM quán triệt tinh thần này đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.

M.K.


Theo Trọng Nhân/Tuổi trẻ (ghi)

https://tuoitre.vn/sau-vu-cay-phuong-do-mot-so-truong-so-qua-don-cay-san-truong-tro-trui-20200529081325455.htm

  • Từ khóa

Chưa thu phí cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo như dự kiến

Do chủ đầu tư đang chờ ý kiến từ Bộ Giao thông vận tải nên tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo vẫn chưa tổ chức thu phí như dự kiến.
14:39 - 02/05/2024
15 lượt xem

Liên tiếp các vụ đuối nước xảy ra trên sông Pô Cô ở Gia Lai

Thấy trời nóng bức, anh Siu K. đã xuống sông Pô Cô để tắm, không may bị đuối nước dẫn đến tử vong.
14:12 - 02/05/2024
34 lượt xem

Hơn 21.300 người nhậu vẫn cố tình lái xe, bị phạt trong 5 ngày lễ

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30.4 - 1.5, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 77.431 trường hợp vi phạm, trong đó có 21.369 người vi phạm nồng độ cồn.
10:52 - 02/05/2024
115 lượt xem

Tháng 5 cả nước nắng nóng nhiều hơn, có nơi đặc biệt gay gắt

Dự báo trong tháng 5, áp thấp nóng phía Tây tiếp tục hoạt động mạnh nên ở khu vực Bắc Bộ; các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên xuất hiện nhiều ngày nắng nóng...
08:54 - 02/05/2024
153 lượt xem

Nước cạn đáy, 200 tấn cá chết trắng hồ Sông Mây ở Đồng Nai

Khoảng 200 tấn cá chết nổi trắng hồ Sông Mây (tỉnh Đồng Nai) do nắng nóng kéo dài cùng với việc cải tạo hồ, khiến lòng hồ cạn trơ đáy. Cá chết bốc mùi hôi...
07:34 - 02/05/2024
191 lượt xem