240
/
76609
Lao động trẻ em - thực trạng còn tồn tại
lao-dong-tre-em-thuc-trang-con-ton-tai
news

Lao động trẻ em - thực trạng còn tồn tại

Chủ nhật, 21/07/2019 | 07:17:32
4,303 lượt xem

BGTV- Tình trạng sử dụng lao động trẻ em trong một số ngành nghề hiện nay là vấn đề được cảnh báo nhiều lần song vẫn còn tồn tại trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở một số ngành nghề, dịch vụ, điều này gây ra nhiều hệ lụy cho chính bản thân các em, gia đình và xã hội.

Hệ lụy khó lường

Hiện nay, chưa có số liệu thống kê cụ thể về số lượng lao động trẻ em trên địa bản tỉnh, tuy nhiên thực tế cho thấy lao động là trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên chủ yếu tồn tại ở khu vực kinh tế nông thôn, hoạt động phi chính thức tại các hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Sở dĩ có điều này bởi những nơi này thường ngoài tầm kiểm soát của thanh tra lao động hoặc các tổ chức công đoàn. Điều đáng nói, tại một số làng nghề, do thu nhập của bố mẹ không đủ hoặc công việc sản xuất trong gia đình không hiệu quả dẫn đến không thể thuê lao động trưởng thành, các em phải trở thành người lao động”, việc sử dụng lao động trẻ em thường được lý giải với quan niệm “hỗ trợ việc nhà”. Bên cạnh đó, nhiều trẻ em cũng sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động nên người sử dụng lao động đã chấp nhận bởi giá nhân công rẻ.

Chăm lo trẻ em - trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội

Trẻ em tham gia lao động sớm có thể tạo ra lợi ích vật chất cho xã hội, nhưng về lâu dài, lợi ích do lao động trẻ em mang lại không thể bù đắp sự thiệt thòi mà các em phải gánh chịu cũng như hệ lụy đối với gia đình, xã hội. Trẻ em tham gia lao động sớm bị hạn chế cơ hội và điều kiện cần thiết để phát triển toàn diện về thể chất, tâm lý, trí tuệ. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, trẻ em đi làm xa gia đình bị kẻ xấu lôi kéo làm những việc phi pháp hoặc bị lạm dụng, xâm hại, mua bán…

Bên cạnh đó, lao động sớm và sử dụng lao động trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên để lại nhiều hậu quả khôn lường, tác động tiêu cực tới sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ em, cản trở việc tiếp cận giáo dục, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Do đó, để bảo vệ quyền trẻ em và giải quyết vấn đề lao động trẻ em rất cần sự tham gia phối hợp chặt chẽ của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội, gia đình và toàn cộng đồng.

 “Nói không” với lao động trẻ em

Trên thực tế, một số bộ phận người dân còn khó khăn, nhận thức hạn chế, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, việc xóa bỏ lao động trẻ em không phải là một thói quen dễ dàng. Tuy nhiên, vì những lợi ích lâu dài, để làm được điều đó không chỉ riêng nỗ lực của các cơ quan liên quan đến trẻ em mà nhất thiết phải có sự chung tay, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội, đặc biệt từ chính gia đình và cộng đồng.

Trẻ em cần được tạo điều kiện học tập, vui chơi để phát triển toàn diện

Theo Sở LĐ- TB&XH tỉnh cho biết các quy định về lao động trẻ em được thể hiện rõ trong hệ thống pháp luật hiện hành, tuy nhiên tại nhiều nơi công tác tuyên truyền về vấn đề này còn hạn chế. Do đó các địa phương cần phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật trong cộng đồng, nhất là tại khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sử dụng lao động trẻ em trái quy định. Phụ huynh cần dành nhiều thời gian quan tâm đến con cái, chủ động tìm hiểu những tác hại của lao động trẻ em để có ý thức phòng ngừa, tiến tới “nói không” với lao động trẻ em trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra cần chú trọng xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn, hình thức giáo dục linh hoạt, tạo hứng thú cho trẻ em đến trường, tăng cường hơn nữa công tác hỗ trợ, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo điều kiện giúp trẻ em phát triển đầy đủ, trở thành những nhân tố tích cực trong xây dựng và phát triển quê hương, đất nước./.

Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ/1 ngày và 40 giờ/1 tuần. Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ/1 ngày và 20 giờ/1 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác; Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá, đồng thời, không được có hành vi bạo lực, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người lao động.


Minh Anh

Nắng nóng Nam Bộ kéo dài đến cuối tuần, miền Bắc mưa dông

Dự báo, khoảng từ ngày 5-5, nắng nóng diện rộng ở khu vực miền Trung và Nam Bộ sẽ giảm. Trong khi ở miền Bắc có mưa rào và dông vào chiều tối.
18:16 - 02/05/2024
46 lượt xem

100 cảnh sát tham gia chữa cháy kho hàng ở Thủ Đức

17 xe cứu hỏa cùng 100 chiến sĩ cảnh sát PCCC được huy động tham gia chữa cháy trong vụ cháy kho hàng trên địa bàn TP.Thủ Đức (TP.HCM) vào đêm 1.5.
15:45 - 02/05/2024
110 lượt xem

Chưa thu phí cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo như dự kiến

Do chủ đầu tư đang chờ ý kiến từ Bộ Giao thông vận tải nên tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo vẫn chưa tổ chức thu phí như dự kiến.
14:39 - 02/05/2024
144 lượt xem

Liên tiếp các vụ đuối nước xảy ra trên sông Pô Cô ở Gia Lai

Thấy trời nóng bức, anh Siu K. đã xuống sông Pô Cô để tắm, không may bị đuối nước dẫn đến tử vong.
14:12 - 02/05/2024
232 lượt xem

Hơn 21.300 người nhậu vẫn cố tình lái xe, bị phạt trong 5 ngày lễ

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30.4 - 1.5, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 77.431 trường hợp vi phạm, trong đó có 21.369 người vi phạm nồng độ cồn.
10:52 - 02/05/2024
228 lượt xem