240
/
75595
Nhân cách trẻ dưới tác động của gia đình
nhan-cach-tre-duoi-tac-dong-cua-gia-dinh
news

Nhân cách trẻ dưới tác động của gia đình

Thứ 5, 27/06/2019 | 14:41:39
1,075 lượt xem

BGTV- “Gia đình là hạt nhân của xã hội” - điều này đồng nghĩa với một xã hội phát triển, văn minh là ở đó mỗi gia đình trở thành tổ ấm, nuôi dưỡng con người trưởng thành, trở thành điểm tựa tinh thân lớn lao, khơi nguồn sáng tạo và thành công. Đối với trẻ nhỏ, gia đình được xem như “ngôi trường đầu tiên” trong việc giáo dục và hình thành nhân cách trong tương lai.

Nhân cách con người không chỉ thể hiện đạo đức, đạo lý của dân tộc mà còn là trí lực, thể hiện sự trách nhiệm với xã hội. Trong bối cảnh quốc tế, đất nước đang có những thay đổi diện mạo về mọi mặt, đặc biệt trong sự phát triển hội nhập như “vũ bão” hiện nay, giá trị gia đình Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng cơ bản của mình, trong đó đề cao và nhấn mạnh tới chức năng xã hội hóa cá nhân hình thành nhân cách con người.

Về quan điểm trong nuôi dạy con cái, chị Vũ Thị Hạnh (Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang) chia sẻ: “Xã hội hiện đại, tư duy và nhận thức của trẻ hiện nay rất khác so với thế hệ trước kia, nhiều khi chính bản thân tôi cũng ngỡ ngàng, điều đó đòi hỏi các bậc phụ huynh không chỉ là người dạy dỗ mà còn trở thành người bạn nhằm uốn nắn, định hướng từ khi con còn nhỏ, cá nhân tôi và các thành viên lớn tuổi trong gia đình đều dành sự quan tâm cho con nhỏ nhưng không nuông chiều thái quá, đặc biệt các thành viên phải làm gương vì trẻ nhỏ học theo rất nhanh, nếu một gia đình thường xuyên lục đục, cãi vã, thiếu tôn trọng nhau thì sẽ không thể giáo dục được những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ độ được”.

Gia đình – tế bào của xã hội, góp phần quan trọng trong hình thành nhân cách con người

Để trẻ trở thành một người có nhân cách tốt thì việc giáo dục đóng vai trò chủ đạo. Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau. Những mâu thuẫn trong gia đình, gia đình tan vỡ hay cha mẹ mải lo kiếm tiền không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã mắc các bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý dẫn đến dễ bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.

Giá trị cốt lõi của gia hiện nay cần được bảo vệ trước những thói hư tật xấu, suy đồi trong đạo đức, lối sống, tư duy của một bộ phận qua các biểu hiện rõ nhất qua bạo lực gia đình, lạm dụng – bạo hành trẻ em, phân biệt đối xử ngay trong chính các thành viên... đây là những mầm mống sâu bệnh, đục khoét và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền tảng bền vững của gia đình.

Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Do đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải quyết vấn đề gốc rễ là giáo dục con trẻ trong gia đình, từng bước xây dựng nếp sống khoa học như: Rèn cho con nền nếp học tập và đức tính tốt, như tự suy nghĩ, tìm tòi, tự lập, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp. Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung như kỹ nắng sống, ứng xử của trẻ với môi trường, văn hóa nơi công cộng… qua đó giúp con mình hình thành nhân cách, sớm ý thức được vai trò và “mối liên kết” của bản thân với cộng đồng, từ đó có sự sẻ chia, đồng cảm, biết quan tâm yêu thương mọi người.

Gia đình có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ

Theo Ban chỉ đạo công tác Gia đình tỉnh Bắc Giang (Sở VH-TT&DL), hiện nay nền tảng gia đình đang chịu sự tác động rất lớn bởi những yếu tố ngoại cảnh, cũng như đang chịu sự tác động cả mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường mà ở đó, trong mỗi gia đình hôm nay dường như điều kiện vật chất đầy đủ hơn, song con người dường như xa nhau hơn, thời gian quan tâm, chăm sóc cho nhau cũng ít dần. Thực tế này tác động không nhỏ đến việc giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ em. 

Để góp phần định hướng và hoàn thiện nhân cách cho trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước, trước hết bản thân mỗi bậc phụ huynh, cha mẹ, những người trực tiếp giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ cần nâng cao kiến thức, có thể từ kinh nghiệm, có thể từ học tập trong sách vở và trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù kiến thức nào thì đều cần lựa chọn những vấn đề phù hợp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm của từng đứa trẻ. Có thể nói đây là điều khó khăn đối với các bậc cha mẹ, bởi xã hội phát triển rất nhanh, lượng kiến thức vô cùng lớn, trẻ em học hỏi rất nhanh cả những điều hay lẽ phải và cả những thói hư tật xấu trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Cha mẹ phải cập nhật thông tin, nắm bắt được nhu cầu tâm lý của con mình, có phương pháp giáo dục phù hợp với từng đứa trẻ. Bên cạnh đó mỗi thành viên, những người làm cha mẹ cần phải là tấm gương tốt bởi cách hành xử của cha mẹ với nhau, cách ứng xử của cha mẹ với những người xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách đứa trẻ.

Nhân cách con người được hình thành và hoàn thiện cần trải qua một quá trình lâu dài và liên tục, gia đình vẫn luôn được coi là nền tảng trong quá trình ấy, và “nền móng” muốn vững chắc cần phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tiến bộ, nơi mà mọi thành viên trong gia đình đều có quyền nói lên tiếng nói của mình. Gia đình là một mắt xích quan trọng hình thành nên xã hội bền vững, văn minh, tác động tích cực trong việc hình thành nhân cách cho trẻ, để hướng đến những giá trị bền vững trong tương lai, nơi mỗi cá thể phát triển hoàn thiện cả về nhân cách, trí tuệ, mỗi gia đình cần thực sự trở thành tổ ấm nuôi dưỡng những “mần non” khôn lớn có đủ đức – đủ tài./.

Minh Anh

Bộ Nội vụ: Cải cách tiền lương với công chức, mức thấp nhất không dưới 5 triệu

Trả lời tại họp báo Chính phủ chiều tối 4-5, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh thông tin về tiến độ chuẩn bị cải cách tiền lương từ 1-7 tới đây.
19:52 - 04/05/2024
124 lượt xem

Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai: Lên đến hơn 500 ca

Tính đến 6 giờ ngày 4.5, tổng số ca bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở TP. Long Khánh lên đến 529 người. Theo nhận định của Đoàn công tác Bộ Y tế, khả năng...
09:18 - 04/05/2024
422 lượt xem

Từ ngày 1-7 chỉ sử dụng một tài khoản VNeID để thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là...
15:52 - 03/05/2024
813 lượt xem

Tăng lương tối thiểu từ ngày 1-7: Người làm tự do vừa mừng vừa lo

Trước đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1-7 tới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhiều người trẻ làm tự do, bán thời gian mừng vì có...
14:39 - 03/05/2024
805 lượt xem

Nhiều mặt hàng tăng giá, người tiêu dùng 'bóp bụng' với mâm cơm

Với hàng loạt mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo, thịt... đều tăng giá, nhiều người dân cho biết phải 'thắt lưng buộc bụng' để duy trì cuộc sống chứ...
12:28 - 03/05/2024
874 lượt xem