Vụ việc bé 7 tuổi ở Thái Nguyên tử vong sau khi bị khâu 200 mũi được xác định do chó nhà nuôi cắn. Huấn luyện viên dạy chó tại nhà Đồng Minh Toàn cho rằng: "Nguyên nhân có thể do chủ nuôi chủ quan, chó mới về nhà chưa nhận biết được những người trong nhà".
Liên quan đến vụ việc ngày 19.4, một bé trai 7 tuổi tử (Thái Nguyên) vong do con chó của nhà tấn công, PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Đồng Minh Toàn - huấn luyện viên dạy chó tại nhà.
- Khi nuôi chó, có cách lựa chọn hay tiêu chí nào để đảm bảo an toàn cho mọi người không?
- Đối với người chưa có kinh nghiệm, sẽ rất vất vả để tìm mua được một chú chó khỏe mạnh, tính cách phù hợp với gia đình. Trước khi nuôi chó, người chủ cần tìm hiểu đặc tính của từng dòng chó thông qua người có chuyên môn. Huấn luyện viên cho chó, người nhân giống chó lâu năm... chia sẻ cho chủ nuôi kinh nghiệm cũng như lời khuyên tốt nhất.
Nếu không có điều kiện, chủ nuôi có thể tìm hiểu thông tin trên internet. Qua đó, người có nhu cầu nắm được thông tin về dòng chó và kiểm tra xem có phù hợp với gia đình mình không.
Những con chó vừa nhận nuôi về cần phải xích và đeo rọ mõm hoặc nhốt cũi.
Theo dõi vụ việc bé trai 7 tuổi (Thái Nguyên) tử vong do bị chó lai (hơn 10 kg) gia đình mới nhận nuôi 20 ngày tấn công, ông cho rằng nguyên nhân của vụ việc này có thể do đâu?
- Vụ việc đáng tiếc xảy ra ở Thái Nguyên, nguyên nhân có thể do chủ nuôi chủ quan, chó mới về nhà chưa nhận biết được những người trong nhà. Bài học ở đây là không chủ quan khi chó mới bắt về nhà.
Những con chó vừa nhận nuôi về cần phải được xích lại, đeo rọ mõm và được thuần hóa bằng cách để từng người trong nhà cho ăn uống. Đặc biệt, trẻ em không nên cho tiếp cận với chó ngay. Bởi trẻ em với bản tính hiếu động, hay chạy nhảy và có những hành vi chơi đùa quá kích.
Người lớn trong nhà có trách nhiệm kiểm soát con chó. Khi cảm thấy an toàn mới bắt đầu cho trẻ con tiếp xúc. Dặn dò trẻ phải cẩn thận, những cử chỉ của trẻ phải dưới sự giám sát của người lớn. Không có người lớn thì không cho trẻ tiếp xúc với chó.
Bé trai 7 tuổi ở Thái Nguyên bị chó nhà tấn công.
- Trong trường hợp nhận nuôi chó đã lớn, người chủ cần lưu ý những gì?
- Đối với trường hợp nhận nuôi chó lớn, người chủ cần cẩn thận hơn nữa. Tìm hiểu tính cách của chó thông qua chủ cũ. Khi đưa về nhà cần xích lại, đeo rọ mõm và không được thả tự do. Cho ăn hàng ngày, chủ nuôi quan sát chó, nhất là khi có trẻ con chạy qua, người lạ đi qua. Nếu có thái độ giật xích, sủa với thái độ hung dữ thì nên xin lời khuyên của người có kinh nghiệm ngay.
- Làm thế nào để tránh trường hợp chó tấn công chính thành viên của gia đình mình?
- Đối với các giống chó bản địa của Việt Nam, đặc tính sẽ không cụ thể. Người nuôi chó bản địa sẽ tự tìm hiểu đặc tính của con chó thông qua quá trình nuôi dưỡng. Khuyến cáo nên nuôi từ nhỏ (2-3 tháng tuổi) và chó phải được tiêm phòng đầy đủ. Ngay từ nhỏ, chó sẽ có những hành vi theo bản năng, người chủ cần loại trừ những bản năng không cần thiết và gây dựng những thói quen tốt phù hợp với môi trường sống của gia đình.
Khuyến cáo nên nuôi từ nhỏ (2-3 tháng tuổi) và chó phải được tiêm phòng đầy đủ.
Đối với dòng chó còn lại, tốt nhất chủ nuôi cần trang bị kiến thức cho mình. Trước khi nuôi, người chủ nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm. Khi đưa chó về nuôi, ta nên có kiến thức và kỹ năng sư phạm về chăm sóc chó. Trong quá trình chăm sóc, chó bộc lộ các tính cách, bản năng có sẵn. Những bản năng nào không hợp, gia đình cần loại bỏ ngay khi chúng bắt đầu hình thành.
Xin cảm ơn ông!
Theo Hà Phương/L:ao động