Đồ chơi dân gian (trống bỏi, đèn ông sao, đèn cù, đèn thỏ, tiến sĩ giấy...) được hình thành trong tiến trình lịch sử, không chỉ phản ánh trình độ kỹ thuật của ông cha mà còn giúp trẻ em rèn luyện sức khỏe (mắt, chân, tay) và cả tư duy.
Ngày trước, từ những nhu cầu cá nhân như rèn luyện sức khỏe, hay nhu cầu cố kết cộng đồng, ông cha ta đã sáng tạo ra các trò chơi như đèn ông sao, trống bỏi, đèn kéo quân... Và cứ thế, những sản phẩm hết sức đơn giản đó được phổ biến mọi nơi theo sự di chuyển của từng nhóm người.Ngoài ra, theo PGS, TS. Nguyễn Văn Huy – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đồ chơi dân gian còn giúp cho trẻ em rèn luyện cách tổ chức nhóm và sự gắn kết giữa các cá nhân. Ảnh: baogiaothong.comKhông chỉ vậy, nó còn được truyền từ đời này sang đời khác, là cầu nối giữa tương lai và quá khứ. Bởi thông qua các sản phẩm này, chúng ta hiểu được trình độ kỹ thuật, phương thức rèn luyện sức khỏe, cách tổ chức xã hội của cha ông khi xưa. Qua đó vun đắp cho các em những hiểu biết về nguồn cội.Hay như ở trò chơi thả diều, không chỉ đơn giản làm sao cho con diều bay được, mà qua việc chơi trẻ em còn được tiếp cận về mỹ thuật (hình dáng) và âm nhạc (tiếng sáo diều). Ảnh: soha.vnDo đó, sự mất đi một đồ chơi dân gian, điển hình là “trống bỏi”, “Võ Tòng đả hổ” trong dịp Tết Trung thu thì không chỉ mất mát đối với trẻ em, người lớn, đất nước Việt Nam mà còn là sự mất mát rất lớn cho cả loài người. Bởi để có một trò chơi như vậy, không phải một sớm một chiều, mà các thế hệ cha ông đã tích lũy, đã gìn giữ hàng ngàn năm nay mới có được.Ngày nay, chúng ta vẫn còn lưu giữ được một số đồ chơi dân gian như: đèn ông sao, ông tiến sĩ giấy, tò he, tàu thủy bằng sắt tây, đèn ông sư, đèn kéo quân... Tuy nhiên trước sự tác động của nhiều tác nhân (đồ chơi mới, thu nhập thấp, không sống được với nghề...) các loại đồ chơi này cũng ngày càng mai một dần so với trước, thậm chí có loại đồ chơi đã không còn nữa.Trong khi ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc những loại đồ chơi dân gian kiểu này rất phát triển. Ở Nhật Bản có Kendama, Koma; còn ở Hàn Quốc có Talchum (mặt nạ).... Để có thể bảo tồn các sản phẩm truyền thống này, họ chuyển đổi mô hình sản xuất, thay đổi mẫu mã và chất liệu của sản phẩm. Ảnh: morningjapan.comChẳng hạn như đồ chơi trống của Trung Quốc, thay vì sản xuất bằng chất liệu gỗ như xưa họ chuyển sang chất liệu nhựa, thay vì sản xuất thủ công họ chuyển sang sản xuất theo dây chuyền và bằng máy móc. Do đó, không những chỉ giảm giá thành mà còn tăng số lượng sản xuất. - Ảnh: zimken.comHay như một trò chơi rất phổ biến ở Việt Nam như “ô ăn quan”, ở các nước trên thế giới (Philippines, Malaysia) họ đã cải tiến, họ sản xuất thành sản phẩm đóng gói thành hộp và bán phổ biến bất cứ nơi đâu. Do vậy, không chỉ trẻ em nông thôn có thể chơi mà trẻ em ở các thành thị không phải lúc nào cũng kiếm được đá sỏi và chỗ đất trống để vẽ cũng có thể chơi được. Ảnh: cuahang3t.orgBởi vậy, để có sống được với đồ chơi dân gian và bảo tồn nó, "những người làm đồ chơi, những doanh nhân cần phải biết cách tư duy để biến sản phẩm 'di sản' ấy trở thành 'hàng hóa' như các nước khác đã làm", PGS, TS. Nguyễn Văn Huy chia sẻ..Sự tư duy ấy có thể liên hệ tới sự hồi sinh kỳ diệu của gốm Bát Tràng (Hà Nội) và gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) bằng cách đổi mới kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản phẩm, mẫu mã, hiệu năng sử dụng... để phù hợp và đáp ứng được các nhu cầu của xã hội. Điều đó là khiến cho nghề làm gốm không những được phục hồi mà còn trở thành phương tiện để phát triển kinh tế của những hộ dân hai nơi đó. - Ảnh: dangcongsan.vn
Theo Trường Hùng/Lao động