240
/
56931
Từ thất bại Đề án đào tạo tiến sỹ: Tiêu tiền của dân phải thận trọng
tu-that-bai-de-an-dao-tao-tien-sy-tieu-tien-cua-dan-phai-than-trong
news

Từ thất bại Đề án đào tạo tiến sỹ: Tiêu tiền của dân phải thận trọng

Thứ 4, 10/01/2018 | 15:03:21
361 lượt xem

Dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả của đề án và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc lãng phí nguồn lực, bởi đó là tiền thuế của dân.

Được đầu tư 14.000 tỷ đồng, nhưng kết quả thực hiện “Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020” (Đề án 911) tính đến hết năm 2016 được đánh giá là không hiệu quả. Tất cả các chỉ tiêu của đề án này đều không đạt và Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hơn 50 tỷ đồng.

Theo Quyết định 911 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là Đề án 911) có tổng kinh phí 14.000 tỷ đồng, với mục tiêu đào tạo ít nhất 20.000 tiến sỹ. Riêng giai đoạn 2012-2016, chỉ tiêu đào tạo nghiên cứu sinh là 12.800 người gồm các hệ: đào tạo trong nước, đào tạo nước ngoài và đào tạo phối hợp.

tu that bai de an dao tao tien sy tieu tien cua dan phai than trong hinh 1

Dư luận cho rằng, cần xem xét lại việc đào tạo tiến sỹ từ thất bại của Đề án 911 (ảnh minh họa)

Tính đến hết năm 2016, tổng số nghiên cứu sinh trúng tuyển thực nhập học các hệ đào tạo là hơn 4 nghìn nghiên cứu sinh, đạt hơn 31% so với chỉ tiêu giai đoạn và bằng 17,5% của cả đề án. Tuy nhiên, mới chỉ có 787 nghiên cứu sinh tốt nghiệp và được cấp bằng, đạt 6% so với chỉ tiêu tính đến năm 2016 và bằng 3,5% của cả đề án. Vấn đề sử dụng kinh phí triển khai đề án cũng có nhiều hạn chế.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước ban hành tháng 11/2018 cho thấy, tổng kinh phí đề nghị quyết toán của Đề án 911 về đào tạo tiến sỹ giai đoạn 2012-2016 là hơn 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai, kinh phí phân bổ qua các năm chưa phù hợp với nhiệm vụ chi, phải hủy dự toán hoặc phải chuyển năm sau để chỉ, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí. Về chất lượng, với hình thức đào tạo trong nước, dù các quy định về chương trình đào tạo, điều kiện đầu vào, đầu ra của đề án đều cao hơn quy chế đào tạo tiến sỹ nói chung, nhưng các nghiên cứu sinh bảo vệ thành công và nhận tốt nghiệp không khác biệt nhiều so với đào tạo tiến sỹ đại trà.

Với kết quả được xem là thất bại “thảm hại” như vậy khiến dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả của đề án và việc lãng phí nguồn lực, bao gồm cả nhân sự và tài chính. Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM cho rằng, Bộ GD-ĐT cần có đánh giá tổng hợp kết quả thực hiện đề án và những nguyên nhân khiến đề án thất bại:

“Tôi nghĩ là đầu tiên tổng kết và rút kinh nghiệm những cái mình làm được và chưa làm được. Nguyên nhân không hiệu quả là vì lỗi của con người chứ không phải lỗi của cách quản lý. Con người ở đây là yếu. Giảng viên Việt Nam, các cơ quan cử người đi thì đa phần trình độ tiếng Anh rất là yếu, rồi ngay cả việc bồi dưỡng tiếng Anh đủ chuẩn để đi du học cũng yếu, cho nên rất nhiều em qua học 4 năm không thể làm được. Trong suốt thời gian vừa rồi các em cũng than phiền là sinh hoạt phí rất thấp, đi theo học bổng cuối cùng phải bươn chải đi làm thêm, làm sao mà học hành được”, ông Đỗ Văn Dũng nói.

Cùng quan điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết, việc đánh giá bằng con số như báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố là rất thuyết phục, rõ ràng kết quả đạt được của Đề án 911 rất thấp so với các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, cần làm rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong quản lý, điều hành, bởi việc đánh giá hiệu quả của đề án không chỉ là việc đếm số lượng tuyển sinh (đầu vào) và tốt nghiệp (đầu ra).

“Trước hết phải đánh giá không phải chỉ có kiểm toán về mặt tài chính mà phải đánh giá kết quả đào tạo và chỉ ra những điều kiện làm thế nào để đào tạo tiến sỹ có chất lượng rồi, trên cơ sở đó Nhà nước phải cung cấp một khoản kinh phí tương xứng với việc đào tạo có chất lượng chứ không để mặc nghiên cứu sinh và cũng không để mặc Bộ GD-ĐT. Tôi đề nghị là qua chỉ đạo của Bộ GD-ĐT như thế này là không hoàn thành nhiệm vụ thì phải có thêm những lực lượng khác, hội đồng nào đó để vừa giám sát vừa đôn đốc để đảm bảo chất lượng đào tạo”, ông Tùng Lâm bày tỏ.

Phải đào tạo được tiến sỹ thật chứ không phải tiến sỹ “giấy”

Trong khi chưa có những đánh giá cụ thể về những hạn chế của Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020, cũng như công tác đào tạo tiến sỹ nói chung, cuối năm ngoái, Bộ GD-ĐT tiếp tục xây dựng dự thảo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025.

Với dự án mới này, Bộ dự kiến dành 12.000 tỷ đồng (nguồn vốn còn lại của Đề án 911) để đào tạo 9 nghìn tiến sỹ. Đề xuất này khiến xã hội không khỏi lo lắng về chất lượng đào tạo tiến sỹ, nếu Bộ GD-ĐT không có giải pháp quản lý hiệu quả hơn.

Theo ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, nhu cầu đào tạo tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm để đổi mới giáo dục là rất lớn, nên cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo được chất lượng đào tạo:

Đại biểu Dương Trung Quốc nêu quan điểm: “Tôi không nói đến số lượng, số lượng bao nhiêu thì phải cân đối, tính toán trên thực tế. Nhưng mà điều quan trọng là chất lượng. Bởi vì cho đến bây giờ kể cả chương trình trước, với số lượng lớn hơn rất nhiều mà người ta thấy hiệu quả chưa có thay đổi bao nhiêu thì lần này phải đặt câu hỏi là tại sao.

Trong ngành Giáo dục đúng là rất cần thiết cái bằng cấp vì nó là sự đào tạo có thầy có trò... nhưng mà chúng ta cũng phải xem lại xem chất lượng hiện nay, hay là giá trị của bằng cấp ấy hiện nay đến đấu. Giá trị ấy không phải tính ở xem cái việc đào tạo ở đâu, đào tạo ở trường nào mà quan trọng nhất là có đáp ứng được mục tiêu tăng cường chất lượng giáo dục đại học hay không. Tôi cho điều đó là cần thiết và tiêu đồng tiền của dân thì phải thận trọng”.

Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, nhu cầu nhân lực tiến sỹ ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay rất lớn, nhưng phải gắn với chất lượng thật sự chứ không phải “tiến sỹ giấy”. Do đó, trước khi triển khai dự án mới, Bộ GD-ĐT cần đánh giá khách quan, minh bạch Đề án 911 để xem xét nên dừng hay tiếp tục triển khai dự án mới, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan như thế nào, phương pháp thực hiện đề án mới như thế nào...

Bên cạnh đó, Bộ cũng nên đánh giá toàn diện vấn đề đào tạo tiến sỹ nói chung ở nước ta để tìm ra những bất cập, hạn chế và đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp, để tránh lãng phí nguồn lực của nhà nước./.

Theo Minh Hường/VOV-Trung tâm Tin

  • Từ khóa

Bị 'shipper' mắng xối xả, lừa chuyển khoản để nhận hàng dù không đặt

Nhiều người không đặt mua đơn hàng trực tuyến, nhưng đột nhiên có số lạ gọi đến, xưng là shipper đang giao hàng, đọc đúng tên tuổi, địa chỉ rồi yêu cầu...
08:38 - 23/11/2024
108 lượt xem

[Infographic] Quy định về kiểm tra kiến thức để được phục hồi điểm giấy phép lái xe

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 65/2024/TT-BCA quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm...
08:19 - 23/11/2024
111 lượt xem

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến...
11:29 - 22/11/2024
620 lượt xem

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường để chống béo phì?

Chính phủ đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với các sản phẩm nước giải khát có hàm lượng đường trên 5 g/100 ml, nhằm góp phần chống béo phì, bảo vệ...
11:19 - 22/11/2024
618 lượt xem

Phát hiện hơn 100 hài cốt khi thi công cống thoát nước ở Hà Nội

Trong quá trình đào mương thi công cống thoát nước ở Hà Nội, công nhân liên tục phát hiện những chiếc tiểu quách bên trong có hài cốt người. Đến nay, công...
17:35 - 21/11/2024
1,533 lượt xem