240
/
133313
Thị trường lao động: Đào tạo chưa theo kịp nhu cầu doanh nghiệp
thi-truong-lao-dong-dao-tao-chua-theo-kip-nhu-cau-doanh-nghiep
news

Thị trường lao động: Đào tạo chưa theo kịp nhu cầu doanh nghiệp

Thứ 5, 25/08/2022 | 12:00:05
3,063 lượt xem

Nhiều chuyên gia chỉ rõ, thị trường lao động nước ta còn chưa phát triển kịp với tốc độ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ cho người lao động tại những nơi thị trường lao động có hướng phát triển. Ảnh minh họa

Cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ cho người lao động tại những nơi thị trường lao động có hướng phát triển. Ảnh minh họa

Chưa có giải pháp để nâng tầm lao động

Theo Bộ LĐ,TB&XH, thị trường lao động Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, đầy đủ và hội nhập quốc tế. Theo đó, khuôn khổ thể chế, chính sách ngày càng hoàn thiện và chất lượng cung lao động tăng lên. Bên cạnh đó, năng suất lao động và tính cạnh tranh của lực lượng lao động được nâng lên.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng chỉ rõ, thị trường lao động nước ta còn chưa phát triển kịp với tốc độ và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tính thích ứng, chủ động, linh hoạt kém. Nhất là trước những “cú sốc” như đại dịch Covid-19 đã bộc lộ những bất cập. Đó là áp lực giải quyết việc làm cho gần 2 triệu lao động rời khỏi thị trường lao động. Trong đó, phần lớn là lao động tự do, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Đồng thời, tình trạng khan hiếm lao động cục bộ ở một số ngành, lĩnh vực, địa bàn còn tồn tại, chưa có giải pháp để nâng tầm, khai thác và thu hút lao động tại chỗ hiệu quả. Cùng với đó là tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động cho giai đoạn phục hồi và phát triển.

Sự thiếu hụt các kỹ năng của người lao động để duy trì việc làm hoặc chuyển đổi 2 nghề, thích ứng với tình hình sau đại dịch. Ngoài ra còn do thiếu cơ sở dữ liệu điện tử trong quản lý lao động, nhu cầu kỹ năng tương lai.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho rằng, trong bối cảnh sau Tết Nguyên đán 2022, các doanh nghiệp có hiện tượng thiếu hụt lao động lớn. Vì thế, Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để nắm bắt tình hình và đề xuất giải pháp khắc phục thiếu hụt lao động ở các địa phương.

Sau đó cũng đã có văn bản gửi ý kiến kiến nghị, báo cáo với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời cũng đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống công đoàn triển khai đồng bộ giải pháp để chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Từ đó, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Các cấp công đoàn đã quan tâm, triển khai nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực. Đó là các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp với các cơ quan đề xuất, hoàn thiện các chính sách liên quan đến người lao động. Đồng thời, bám sát, nắm tình hình, kịp thời giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách đối với người lao động, nhất là trong thời kỳ dịch Covid-19.

Các cấp công đoàn cũng đã tập trung chăm lo cho người lao động ngay tại cơ sở. Nhất là người lao động gặp khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt là dịp Tết.

Theo ông Khang, Tổng Liên đoàn đã tiếp tục phát huy vai trò đại diện của người lao động trong Hội đồng Tiền lương quốc gia để tham gia trình Chính phủ Nghị định 38 tăng tiền lương tối thiểu.

Cùng với đó là phối hợp trong việc giám sát, thực hiện các quy định về hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách hỗ trợ người lao động như tiền thuê nhà… Hơn nữa, Tổng Liên đoàn có ý kiến với các doanh nghiệp, đơn vị và lãnh đạo các tỉnh, ngành tháo gỡ khó khăn, giải quyết chế độ cho người lao động.

Trước tình hình quan hệ lao động có diễn biến phức tạp, các cấp công đoàn cũng thực hiện các giải pháp trong việc phòng ngừa các tranh chấp lao động ngừng việc tập thể. Bên cạnh đó là tập trung tuyên truyền người lao động, người sử dụng lao động đồng hành, chia sẻ khó khăn và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thỏa ước lao động tập thể…

Chú trọng đào tạo theo các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị, trước mắt đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo triển khai quyết liệt chính sách hỗ trợ cho người lao động đã được ban hành. Mục đích nhằm bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, cấp thiết của những chủ trương, chính sách.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề, giúp cung cấp lượng lớn lao động có tay nghề kịp thời cho các doanh nghiệp thiếu hụt. Đặc biệt đối với những lĩnh vực như may mặc, giầy da, điện tử… Chú trọng đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý Nhà nước ở các địa phương chú trọng hơn nữa trong kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về lao động. Mục đích nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật lao động về quyền lợi của người lao động như tiền lương, việc nghỉ ngơi, công tác an toàn vệ sinh lao động…

Về lâu dài, đây là thị trường đặc biệt liên quan đến người lao động nên cũng phải tuân thủ theo các quy luật khách quan. Điều này bảo đảm sự can thiệp của Nhà nước vì liên quan đến người lao động, đối tượng rất đặc biệt trong thị trường.

Cần có dự báo phát triển của thị trường, nhất là ở những ngành mũi nhọn, trí thức cao phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách thu hút đầu tư… Từ đó kịp thời hoạch định các chương trình, mục tiêu đặt ra để cung ứng lao động cho thị trường.

Bên cạnh đó là xây dựng dữ liệu thông tin phục vụ thị trường. Ông Khang cho rằng, chúng ta hiện nay mới chỉ tập trung công khai, quảng bá những dự án có số vốn đầu tư, số lượng sản phẩm bao nhiêu, nhưng ít khi công bố thông tin về nhu cầu lao động của từng dự án, để có hướng đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu.

Cần thiết đầu tư hạ tầng cơ bản để phục vụ cho người lao động tại những nơi thị trường lao động có hướng phát triển như ở các tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp. Đây là năng lực cạnh tranh, bảo đảm sự an tâm, quyền lợi chính đáng của người lao động khi tham gia thị trường lao động như nhà ở, khu khám chữa bệnh, khu vui chơi cho con em họ…

Phải có đào tạo kỹ năng, có khung chương trình đào tạo cơ bản, tăng thời gian thực hành, có thời gian nhất định để học về chính trị, Nhà nước, giai cấp, bồi dưỡng, nâng cao giác ngộ chính trị cho công nhân và người lao động.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho rằng, cần có bàn tay của Nhà nước trong việc điều tiết, tránh cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Theo Ngọc Trang/GD&TĐ 

https://giaoducthoidai.vn/thi-truong-lao-dong-dao-tao-chua-theo-kip-nhu-cau-doanh-nghiep-post605519.html

  • Từ khóa

Xe khách bốc cháy trên cao tốc, 10 người thoát nạn

Khi phát hiện khói bốc lên, tài xế đã đánh lái ô tô vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và sơ tán hành khách khỏi xe. Vụ cháy không gây...
11:26 - 11/05/2024
320 lượt xem

Khuyến cáo người dân không ăn, không bán cá chết bất thường trên sông Đáy

Trước tình trạng cá chết bất thường ở H.Nghĩa Hưng (Nam Định), cùng với việc đề nghị các lực lượng chức năng xác định nguyên nhân, chính quyền đã khuyến...
18:27 - 10/05/2024
704 lượt xem

Phó thủ tướng: Một số người dân, cán bộ vẫn lơ là, chủ quan trước thiên tai

Ngày 10.5, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm...
16:36 - 10/05/2024
739 lượt xem

Tất cả bộ phận một cửa ở Hà Nội thu phí không dùng tiền mặt từ 1-6

Từ 1-6, tất cả bộ phận một cửa ở Hà Nội sẽ áp dụng giải pháp thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt đối với hồ sơ thủ tục hành chính
16:00 - 10/05/2024
767 lượt xem

El Nino chuyển sang La Nina gây đột biến thời tiết cuối năm

Lãnh đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn nhấn mạnh, những tháng cuối năm 2024, mưa, bão, lũ, ngập lụt xuất hiện nhiều hơn do hiện tượng El Nino chuyển sang La...
15:31 - 10/05/2024
809 lượt xem