240
/
103631
Chủ động phòng chống hạn, mặn ngay từ đầu năm
chu-dong-phong-chong-han-man-ngay-tu-dau-nam
news

Chủ động phòng chống hạn, mặn ngay từ đầu năm

Thứ 6, 15/01/2021 | 10:42:43
511 lượt xem

Bạc Liêu lên phương án đắp 448 con đập ngăn mặn. Tổng kinh phí cho công tác phòng chống hạn, mặn lên đến 21 tỉ đồng. Trong khi đó, Cà Mau chính thức đóng cửa rừng từ 1.1, tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo không sản xuất lúa Đông Xuân vùng thiếu nước.

Nông dân Bạc Liêu xuống giống lúa đông xuân muôn. Ảnh: Nhật Hồ 

Không để dân thiếu nước sản xuất

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020-2021 ở khu vực Nam Bộ đến sớm, cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng sẽ ít gay gắt hơn mùa khô năm 2019-2020.

Tại Bạc Liêu, các khu vực thiếu nước dự kiến gồm, diện tích tập trung ở khu vực phía Tây trục kênh Vĩnh Phong. Thời gian thiếu nước bắt đầu từ tháng 3. Trong đó, thị xã Giá Rai khoảng 1 nghìn hécta, huyện Hòa Bình khoảng 300ha, huyện Vĩnh Lợi 900ha và huyện Phước Long 1.200ha.

Nếu mặn xâm nhập sớm, việc nuôi trồng thủy sản vùng Nam Quốc lộ 1A sẽ tiếp tục gặp khó khăn do độ mặn tăng cao. Nguy cơ khoảng 4.000ha tôm nuôi bị thiệt hại.

Ngoài sản xuất, việc cấp nước sinh hoạt của nhân dân vùng Nam Quốc lộ 1A cũng có thể gặp khó khăn, nhất là khu vực ven biển.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Để phòng chống hạn, mặn, chúng tôi tập trung phát động phong trào làm thủy lợi, thủy nông nội đồng trong mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn toàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ nạo vét cải tạo các tuyến kênh tạo nguồn từ nguồn hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thuỷ lợi; kinh phí phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020 để dẫn nước, trữ nước phục vụ sản xuất trong mùa khô năm 2020-2021. Tổng kinh phí dự kiến cho đến 21 tỉ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều chỉ đạo “ Địa phương nào đến người dân thiếu nước sản xuất do hạn mặn, chủ tịch UBND huyện, thị, thành phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. Chúng ta đã có kịch bản rồi, có phương án, có tiền rồi thì tuyệt đối không để bị động”.

Giảm tối đa thiệt hại

Tại Cà Mau, UBND tỉnh quyết định đóng cửa rừng ngay từ đầu năm. Theo đó, người dân hạn chế vào rừng khi không có nhiệm vụ. Các đơn vị chủ rừng, hộ sản xuất lên phương án phòng chống cháy rừng mùa khô năm 2021.

Tại huyện U Minh, Trần Văn Thời, các con đập thời vụ cũng đã được đắp để ngăn mặn kịp thời bảo vệ trà lúa Đông xuân của tỉnh.

Ông Lê Thanh Triều, Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết: “Tình trạng khô hạn, sạt lở, mặn xâm nhập tại Cà Mau năm 2021 có thể sẽ ít gay gắt hơn năm 2020, nhưng không vì thế mà lơ là, chủ quan. Chúng tôi lên phương án để ứng phó, nhất là sớm hoàn thiện các công trình đê biển, đường giao thông kết hợp thủy lợi đã bị sạt lở từ mùa khô năm 2020”.

Vụ Đông Xuân 2020-2021, toàn tỉnh Sóc Trăng xuống giống được hơn 101.000ha/167.000ha kế hoạch; trong đó, giai đoạn mạ 7.837ha, đẻ nhánh gần 36.000ha, giai đoạn lúa đang làm đòng khoảng 18.000ha, giai đoạn từ trổ chín đến thu hoạch trên 40.000ha, năng suất trung bình đạt từ 5-8 tấn/ha.

Để chủ động trong vụ sản xuất 2020-2021 được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, nông dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã chủ động chuyển dịch cơ cấu vụ sản xuất, đặc biệt là xuống giống lúa vụ Hè Thu sớm hơn so với các năm trước, nhằm hạn chế sức ảnh hưởng và tác động của tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn cho các vụ lúa kế tiếp, nhất là lúa vụ Đông Xuân.

Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và hạn chế thấp nhất thiệt hại trong quá trình sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vào mùa khô, ngành Nông nghiệp Sóc Trăng đã tập trung tuyên truyền đến người dân nắm rõ các diễn biến thời tiết trong vụ sản xuất; từ đó chủ động phòng, tránh các tác hại đến sản xuất và đời sống, chủ động ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra.

Tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo bà con nông dân trong tỉnh xuống giống sớm hơn lịch thời vụ hàng năm 1 tháng, để thời điểm thu hoạch lúa Đông Xuân chính vụ đúng vào thời điểm trước và sau Tết. Đặc biệt là khuyến cáo nông dân không sản xuất lúa vụ 3 (còn gọi là vụ Đông Xuân muộn) do mức độ rủi ro quá lớn.

Theo Nhật Hồ/ Lao Động

https://laodong.vn/xa-hoi/chu-dong-phong-chong-han-man-ngay-tu-dau-nam-870959.ldo

  • Từ khóa

Nhiều mặt hàng tăng giá, người tiêu dùng 'bóp bụng' với mâm cơm

Với hàng loạt mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo, thịt... đều tăng giá, nhiều người dân cho biết phải 'thắt lưng buộc bụng' để duy trì cuộc sống chứ...
12:28 - 03/05/2024
25 lượt xem

Đề xuất Nhật Bản tiếp nhận lao động Việt trong 2 lĩnh vực

Bộ LĐ-TB-XH vừa đề xuất Chính phủ Nhật Bản mở thêm nhóm nghề kỹ năng đặc định tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nhà hàng và sản xuất chế biến...
11:03 - 03/05/2024
48 lượt xem

Thu phí tự động không dừng tại 5 sân bay từ 5/5

Ngày 3/5, thông tin từ Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), 5 sân bay thu phí không dừng, gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cát Bi, Phú Bài, Đà...
10:29 - 03/05/2024
66 lượt xem

Đồng Nai: Hoàn thành vớt 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây

Sáng 3/5, Thượng úy Lê Minh Tấn, Đội trưởng Đội nuôi trồng thủy sản, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai cho biết, việc vớt khoảng 200 tấn xác cá trên hồ...
10:43 - 03/05/2024
57 lượt xem

Đồng Nai điều tra vụ hơn 300 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì

Chiều 2.5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các bệnh viện tăng cường công tác điều trị nạn nhân vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh...
09:07 - 03/05/2024
103 lượt xem