Hố thiên thạch khổng lồ 100 triệu năm tuổi có kích cỡ lớn hơn gấp 5 lần miệng núi lửa Wolfe Creek nổi tiếng, mới được phát hiện ở Australia.
Hố thiên thạch khổng lồ 100 năm tuổi được phát hiện ở Tây Australia. Ảnh: Getty
Một nhóm các nhà địa chất của Công ty khai thác vàng Evolution Mining lớn thứ 3 ở Australia do tiến sĩ Jayson Meyers dẫn đầu đã phát hiện hố thiên thạch khổng lồ 100 năm tuổi ở gần thị trấn Goldfields, phía Tây Australia.
Với đường kính 5km, miệng hố thiên thạch này lớn hơn gấp 5 lần so với miệng núi lửa Wolfe Creek nổi tiếng.
The Guardian dẫn lời tiến sĩ Meyers cho hay, khám phá này được thực hiện ở khu đất bằng phẳng và từ trước đến nay mọi người không hề biết có hố thiên thạch ở đó vì nó đã bị lấp đầy theo niên đại địa chất.
Các nhà khoa học đã lập bản đồ điện tử, sử dụng các kỹ thuật hiện đại như khảo sát trong lực để có thể xác định được hố thiên thạch mà tiến sĩ Meyers cho rằng phát hiện này sẽ dẫn đến nhiều khám phá hơn trong tương lai.
Tiến sĩ Meyers cho rằng, có lẽ còn khá nhiều hố thiên thạch ở nơi khác và có thể có nhiều vụ va chạm thiên thạch hơn chúng ta suy đoán.
Việc kiểm tra các mẫu đá cho thấy dấu hiệu của va chạm thiên thạch, bao gồm những mảnh vỡ hình nón được hình thành trong nền đá bên dưới miệng núi lửa hoặc các vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất.
“Tiểu hành tinh tạo ra hố thiên thạch có đường kính ít nhất 100 mét. Dựa trên vị trí và mức độ xói mòn của nó và loại đất ở thành hố, chúng tôi ước tính nó có niên đại khoảng 100 triệu năm tuổi” - ABC trích lời tiến sĩ Meyers.
Vào đầu năm nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra hố thiên thạch lâu đời nhất thế giới ở Tây Australia với niên đại 2,23 tỉ năm.
Theo Hồng Hạnh/Lao động
https://laodong.vn/the-gioi/phat-hien-ho-thien-thach-khong-lo-100-trieu-nam-tuoi-835193.ldo