Trong số những bức ảnh động vật đắt giá nhất 2019 do tạp chí National Geographic bình chọn có ảnh một con tê tê ở Việt Nam được giải cứu khỏi những kẻ săn trộm.
Con tê tê trong chiếc hộp trên đường lên một ngọn núi xa xôi ở Việt Nam. Tại đây, 25 con tê tê được giải cứu khỏi những kẻ buôn bán bất hợp pháp sẽ được thả trở lại tự nhiên. Tổ chức phi lợi nhuận Save Vietnam's Wildlife có trụ sở tại Vườn quốc gia Cúc Phương đã giúp đào tạo đội ngũ chống săn bắn động vật hoang dã đầu tiên và đã giải cứu hơn một nghìn con tê tê. Ảnh: Brent Stirton/National Geographic.
Tại Quỹ Tikki Hywood ở Zimbabwe, mỗi con tê tê được giải cứu như Tamuda (ảnh) được chỉ định một người chăm sóc. Những con tê tê được dạy cách ăn kiến và mối, dần dần trở nên thân thiết với con người. Ảnh: Brent Stirton/National Geographic.
Chó sói ăn những mảnh xác còn lại của bò xạ hương. Để có được hình ảnh này, nhiếp ảnh gia Ronan Donovan đã đặt camera bên trong khung xương con bò. Ảnh: Ronan Donovan/National Geographic.
Rùa biển xanh gần một bến tàu ở Bahamas. Loài rùa biển này từng có rất nhiều từ thời Christopher Columbus, đến nỗi “dường như các con tàu mắc cạn trên chúng“. Vậy mà giờ đây, 6 trong số 7 loài rùa biển trên thế giới được coi là dễ bị tổn thương, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ảnh: Thomas P.Peschak/National Geographic.
Trong cuộc di cư lớn nhất của sư tử hoang dã trong lịch sử, 24 con sư tử đã được gây mê và vận chuyển từ Nam Phi đến Mozambique vào tháng 8 năm 2018. Sau nhiều năm nội chiến ở Mozambique, sư tử gần như biến mất toàn bộ ở khu vực đồng bằng Zambezi. Hai chục con sư tử này có thể nhân giống lên tới 500 con trong vòng 15 năm. Ảnh: Ami Vitale/National Geographic.
Clay, Daniel và Enzo, 3 trong số 39 con hổ được giải cứu từ một công viên động vật ở Oklahoma, tập trung tại một hồ bơi tại Khu bảo tồn Động vật hoang dã ở Keenesburg, Colorado, Mỹ. Những con hổ này sẽ sống ở đây với chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp. Ảnh: Steve Winter/National Geographic.
Một con hươu cao cổ mồ côi tựa vào vai một người chăm sóc tại Trại Sarara ở miền bắc Kenya. Những người chăn gia súc Samburu đã tìm thấy con hươu cao cổ bị bỏ rơi và đưa đến Trại Sarara để rồi sau đó nó được đưa trở lại môi trường sống của hoang dã của mình. Ảnh: Ami Vitale/National Geographic.
Glamay Hom, một con voi bốn tuổi được huấn luyện để mua vui cho khách du lịch, bị xích vào cột ở Trại cá sấu Samut Prakan gần Bangkok, Thái Lan. Chân trước sưng phồng của nó bị khập khiễng, dưới thái dương là một vết thương đẫm máu. Ảnh: Kirsten Luce/National Geographic.
Một hoặc hai lần một tháng trong mùa mưa Costa Costa, hàng chục nghìn con rùa biển cái lên bờ đẻ trứng. Rùa con nở khoảng 45 ngày sau đó. Ảnh: Thomas P.Peschak/National Geographic.
Các chuyên gia động vật hoang dã Kenya chuẩn bị gắn định vị GPS trên đầu một con hươu cao cổ trong Khu bảo tồn động vật hoang dã Loisaba, một phần trong kế hoạch theo dõi 250 con hươu cao cổ ở Châu Phi để hiểu rõ hơn về chúng. Ảnh: Ami Vitale/National Geographic
Theo Ngọc Vân/Lao động
https://laodong.vn/photo/nhung-buc-anh-the-gioi-dong-vat-dat-gia-nhat-nam-2019-772511.ldo