24
/
81501
“Tách rời” 2 nền kinh tế Trung-Mỹ là đi ngược với quy luật kinh tế”
tach-roi-2-nen-kinh-te-trung-my-la-di-nguoc-voi-quy-luat-kinh-te
news

“Tách rời” 2 nền kinh tế Trung-Mỹ là đi ngược với quy luật kinh tế”

Thứ 5, 31/10/2019 | 11:31:36
427 lượt xem

Nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc cho rằng, "tách rời" 2 nền kinh tế Trung-Mỹ là đi ngược lại quy luật kinh tế, quy tắc quốc tế và trật tự công bằng.

Phát biểu tại một cuộc Hội thảo về quan hệ Trung-Mỹ tổ chức hôm 30/10 tại Singapore, Nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc Tăng Bồi Viêm cho rằng, chủ trương "tách rời" Trung Quốc của Mỹ đã lan từ tăng thuế, thương mại đầu tư sang chuỗi cung ứng, chuỗi ngành nghề, chuỗi giá trị và khoa học công nghệ.

"tach roi" 2 nen kinh te trung-my la di nguoc voi quy luat kinh te" hinh 1

Nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc cho rằng, "tách rời" 2 nền kinh tế Trung-Mỹ là đi ngược lại quy luật kinh tế. Ảnh: Reuters

Theo Nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc, từ góc độ thương mại, việc "tách rời" sẽ gây đứt gãy chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi cả Trung Quốc và Mỹ đều có vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi ngành nghề và chuỗi giá trị toàn cầu, nếu một bên bị buộc phải tách ra, sẽ gây tổn hại đến các bên khác và chính mình.

Dưới góc độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, theo ông, sự phát triển và sáng tạo khoa học kỹ thuật mới nhấn mạnh hợp tác và chia sẻ hơn bao giờ hết. Trong đó, những đại diện cho kinh tế số, như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và chuỗi khối về bản chất là "kết nối và chia sẻ", do vậy "tách rời" không phù hợp với đặc trưng xu thế của thời đại kinh tế số.

Ông cho rằng, trong khi Mỹ dẫn đầu thế giới về năng lực sáng tạo, nghiên cứu cơ bản và nhân tài khoa học công nghệ, thì Trung Quốc có thị trường lớn, với lượng số liệu khổng lồ, phong phú và phức tạp, Trung Quốc đã trở thành nơi có thể cho ra đời và ứng dụng sáng tạo khoa học quan trọng nhất hiện nay. Do vậy, hai nước có nền tảng để bổ sung và hợp tác với nhau.

Theo ông, "tách rời" hai nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ là đi ngược lại quy luật kinh tế, quy tắc quốc tế và trật tự công bằng, không phù hợp với đặc trưng xu thế của thời đại kinh tế số, sẽ gây tổn hại cho việc cung cấp hàng hóa công cộng toàn cầu. Đây cũng là biểu hiện cực đoan và đáng lo ngại của chủ nghĩa bảo hộ thương mại và chủ nghĩa đơn phương. Nếu để điều đó diễn ra, đó sẽ là "thảm họa" không chỉ với hai nước Trung - Mỹ, mà còn đối với toàn thế giới./.

Theo Bích Thuận/VOV.VN

  • Từ khóa

Thủ tướng Slovakia đã có thể nói chuyện sau khi bị bắn

Đến sáng 17-5 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã ổn định nhưng vẫn còn trong tình trạng nghiêm trọng, tuy nhiên ông đã bắt đầu nói chuyện...
11:12 - 17/05/2024
98 lượt xem

Triển vọng kinh tế thế giới qua ‘lăng kính’ Liên Hợp Quốc

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên Hợp Quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng...
10:12 - 17/05/2024
124 lượt xem

Hạ viện Mỹ thông qua luật chuyển giao nhanh vũ khí cho Israel, ông Biden phản đối

Hạ viện Mỹ ngày 16.5 đã thông qua dự luật yêu cầu 'chuyển giao nhanh chóng' viện trợ quốc hội cho Israel, song điều này bị Nhà Trắng và phe Dân chủ phản...
08:47 - 17/05/2024
151 lượt xem

Nga - Trung thắt chặt hợp tác trong thời đại mới

Tháng trước Ngoại trưởng Mỹ Blinken tới Trung Quốc mang theo lời cảnh báo Bắc Kinh về chuyện ủng hộ Nga. Và ngày 16-5, Tổng thống Putin đã có mặt tại Bắc...
09:21 - 17/05/2024
136 lượt xem

Thăm Trung Quốc, ông Putin nhắc chuyện 'liên minh quân sự khép kín' ở châu Á

Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc trong việc xử lý khủng hoảng Ukraine, đồng thời chia sẻ với Bắc Kinh về quan điểm xung...
18:43 - 16/05/2024
496 lượt xem