Hơn 100 núi lửa từ thời kỳ kỷ Jura đã được phát hiện dưới bề mặt trái đất ở Autralia sau 180 triệu năm hình thành.
Phát hiện hàng trăm núi lửa ngầm từ thời kỳ kỷ Jura dưới bề mặt lục địa Australia. Ảnh: Getty Images
Tờ Mail Online cho biết, những núi lửa này hình thành từ thời kỷ Jura, cách nay khoảng 180 triệu năm. Cánh đồng núi lửa bị chôn sâu dưới lòng đất hàng trăm mét, dưới đá trầm tích trong lưu vực Cooper-Eromanga.
Các lưu vực hiện chỉ còn cảnh khô cằn, nhưng ở thời kỷ Jura, khu vực này phun trào dung nham nóng, các hồ trở thành đầm lầy than do lượng phun trào cực lớn của núi lửa.
Phó giáo sư Simon Holford cho biết, trong khi phần lớn hoạt động núi lửa của trái đất diễn ra ở ranh giới các mảng kiến tạo hoặc dưới các đại dương, thì thế giới kỷ Jura cổ đại này lại phát triển sâu bên trong lục địa Australia.
Phát hiện này làm tăng triển vọng rằng vẫn còn nhiều thế giới núi lửa chưa được khám phá nằm dưới bề mặt lục địa Australia.
Trong khi đó, các nhà khoa học ở vùng khí hậu lạnh hơn nhiều đã tìm thấy một núi lửa đã tắt khác.
Ở Nga, một núi lửa trước đây bị coi là ngừng hoạt động đã thức giấc và “sẵn sàng phun trào”, đó là núi lửa Bolshaya Udina, một phần của quần thể núi lửa trên bán đảo Kamchatka của Nga.
Ở độ cao khoảng 3.000 mét, núi lửa khổng lồ này đã được cho là đã tắt cho đến năm 2017. Một nghiên cứu mới mang tính đột phá cho thấy, núi lửa đang hoạt động trở lại và có thể sẽ phun trào dữ dội như núi lửa St Helens.
Các nhà khoa học từ Đại học Adelaide và Đại học Aberdeen phát hiện ra cụm núi lửa nhờ sử dụng công nghệ hình ảnh bề mặt tiên tiến được thiết kế để xác định các miệng núi lửa, dung nham và magma.
Theo Khánh Minh/Lao động