Công chúa Ba Tư này không chỉ mang những tiêu chuẩn vẻ đẹp khiến nhiều người bất ngờ mà còn là người đi đầu trong các hoạt động đấu tranh vì phụ nữ.
Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa đều có những tiêu chuẩn riêng về vẻ đẹp và tiêu chuẩn ấy không ngừng thay đổi theo thời gian. Có những tiêu chuẩn với con người ngày nay có thể không còn là đẹp nữa nhưng trong quá khứ, chúng có thể là những đặc điểm mà nhiều người mơ ước sở hữu.
Trong nền văn hóa Ba Tư, định nghĩa về vẻ đẹp có nhiều khác biệt so với các vùng đất khác vào thế kỷ 19. Chính vì thế, công chúa Qajar - biểu tượng sắc đẹp của đất nước Ba Tư thế kỷ 19 khiến nhiều người bất ngờ.
Ở Ba Tư vào thời điểm đó, các đường nét nam tính được đánh giá cao ở phụ nữ và ngược lại các đường nét nữ tính ở đàn ông được đề cao.
Phụ nữ với đôi lông mày rậm và ria mép được cho là rất thu hút nên trong thực tế, nhiều phụ nữ đã dùng mascara để làm rõ nét thêm những đặc điểm này.
Trong khi đó, tiêu chuẩn vẻ đẹp của những người đàn ông lại là sự mảnh mai và thanh thoát. Do vậy, đôi khi trong một số bức ảnh, người ta chỉ có thể phân biệt được giới tính của một người dựa vào chiếc khăn trùm đầu
Vẻ đẹp của công chúa Qajar với đôi lông mày rậm và ria mép được coi là chuẩn mực của vẻ đẹp thời đó.
Tên đầy đủ của nàng công chúa làm "khuynh đảo" đất nước Ba Tư là Zahra Khanom Tadj es-Saltaneh. Nàng sinh năm 1883 và mất năm 1936.
Công chúa Qajar là con gái của vua Naser al-Din Shah. Bà có 4 người con, 2 trai và 2 gái sau khi kết hôn với người chồng Amir Hussein Khan nhưng sau đó 2 người đã ly hôn.
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp được nhiều người ngưỡng mộ, công chúa còn là người tiên phong trong phong trào nữ quyền vào thời kỳ của bà. Bà là một trong những thành viên sáng lập Anjıman Horriyyat Nsevan - một tổ chức xã hội đấu tranh cho sự tự do của phụ nữ.
Công chúa cũng đã có nhiều hoạt động vì quyền lợi của phụ nữ ở Iran. Bà được cho là một người phụ nữ thông minh, uyên bác, một nhà văn, họa sĩ và nhà hoạt động xã hội.
Công chúa Zahra là người phụ nữ đầu tiên tháo chiếc khăn chùm đầu hijab và mặc các trang phục phương Tây. Từ Đại học Tehran với Đại học Harvard, cuộc đời của bà là chủ đề của nhiều nghiên cứu học thuật./.
Theo Kiều Anh/VOV.VN
Nguồn The Mind Circl