24
/
71053
Mặt trận mới của các nước lớn
mat-tran-moi-cua-cac-nuoc-lon
news

Mặt trận mới của các nước lớn

Thứ 4, 06/03/2019 | 10:31:43
504 lượt xem

Trung Quốc đang phát triển năng lực vũ trụ phức tạp như giám sát, sửa chữa vệ tinh và dọn rác vũ trụ nhưng một số công nghệ được cho là có thể trở thành vũ khí chống vệ tinh của Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã ký sắc lệnh "Chính sách Vũ trụ 4", đặt nền tảng cho việc thành lập Lực lượng Không gian (còn đợi quốc hội thông qua) - một nhánh mới trong quân đội Mỹ có nhiệm vụ đối phó các mối đe dọa trong vũ trụ.

Không còn bất khả xâm phạm

Động thái này diễn ra sau khi một số báo cáo tình báo của Lầu Năm Góc cảnh báo cả Trung Quốc và Nga đang đầu tư vào vũ khí có thể tấn công vệ tinh và các tài sản của Mỹ trong không gian. Cũng theo báo cáo, hai nước này đang chuẩn bị biến không gian thành chiến trường mới.

Hồi tháng 1-2019, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) công bố báo cáo mới về năng lực quân sự của Trung Quốc, trong đó cảnh báo đất nước tỉ dân của châu Á đang tiến bộ trong công nghệ có thể đe dọa vệ tinh Mỹ. Đến tháng rồi, báo cáo mới khác của DIA mang tên "Những thách thức đối với an ninh trong không gian" cảnh báo Trung Quốc và Nga đang đạt được những bước tiến trong công nghệ vũ trụ và cả hai nước này có thể tìm cách dựa vào không gian để làm đối thủ tê liệt một khi xảy ra xung đột quân sự. "Không gian bây giờ là một mặt trận giống như đất liền, biển và không trung" - một quan chức quốc phòng Mỹ chia sẻ và khẳng định: "Chúng ta không thể coi không gian là nơi không thể bị tấn công".

Quân đội Mỹ những năm gần đây ngày càng phụ thuộc vào các hệ thống trong vũ trụ, như vệ tinh liên lạc cung cấp dịch vụ internet và di động, vệ tinh do thám cung cấp thông tin về vị trí của đối phương, các cảm biến giúp cảnh báo sớm những vụ phóng tên lửa, vệ tinh cung cấp hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cho quân đội và người dân Mỹ. "Việc sử dụng vũ trụ đã mở rộng đáng kể sức mạnh quân sự Mỹ trên toàn cầu" - một quan chức tình báo quốc phòng của Mỹ cho hay. Nhân vật này nói thêm họ có thể làm thế dù triển khai ít binh lính hơn, từ đó giảm bớt nguy cơ đối với quân nhân Mỹ. Ví dụ như việc sử dụng máy bay không người lái vốn dựa vào các tín hiệu vệ tinh để liên lạc.

Theo báo cáo mới của DIA, Trung Quốc đã trình làng một tên lửa chống vệ tinh và có thể đã hoàn thiện loại laser có thể tấn công các hệ thống của Mỹ trong không gian. Trong khi đó, Nga đang nỗ lực hoàn thiện những công nghệ này và tập trung vào những vũ khí năng lượng định hướng có thể vô hiệu hóa hoặc thậm chí phá hủy tài sản trong không gian. Báo cáo cảnh báo hệ thống vũ khí di động đặt trên mặt đất có khả năng phá hủy mục tiêu trong không gian này có thể đi vào hoạt động trong vài năm tới.

Mặt trận mới của các nước lớn - Ảnh 1.

Tên lửa Delta IV của Mỹ được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg ở California hồi tháng 1-2019 Ảnh: DEFENSE LOGISTICS AGENCY

Chạy đua giành lợi thế

Giới chức tình báo và quốc phòng Mỹ khẳng định cả Trung Quốc và Nga đều chưa vượt mặt Mỹ về năng lực không gian nhưng đang đầu tư mạnh mẽ để đạt được mục tiêu này. Cụ thể, Bắc Kinh và Moscow đều đang tích hợp vũ khí có thể tấn công không gian vào các khí tài truyền thống.

"Điều khiến tôi lo ngại nhất là họ có một lực lượng toàn diện" - quan chức Quốc phòng Mỹ nói và cảnh báo: "Chúng tôi cần giải quyết những thách thức này, nếu không sẽ có nguy cơ mất lợi thế của mình trong không gian". Khi được hỏi liệu Mỹ có tham gia một cuộc chạy đua không gian với Nga và Trung Quốc hay không, quan chức quốc phòng nói trên chỉ trả lời: "Chúng tôi chắc chắn nhận thấy đó là một cuộc cạnh tranh".

Đáng chú ý, trong tài liệu dài 25 trang công bố vào tháng trước nói trên, DIA cho rằng Trung Quốc đang phát triển năng lực không gian tinh vi, như kiểm tra và sửa chữa vệ tinh và dọn rác vũ trụ. Tuy nhiên, Washington lo ngại một số công nghệ trong số đó có thể trở thành vũ khí chống lại vệ tinh Mỹ.

Báo cáo cho rằng sự gia tăng của rác vũ trụ có thể gây hư hỏng vệ tinh đã thúc đẩy công nghệ dọn rác vũ trụ nhưng công nghệ này có thể là "con dao hai lưỡi" vì có khả năng tấn công vệ tinh. Hiện có ít nhất 21.000 vật thể có đường kính từ 10 cm trở lên đang bay trên quỹ đạo trái đất, chỉ 1.800 trong số đó là vệ tinh đang hoạt động, còn lại là rác. Theo trang Bloomberg, hơn 1/3 lượng rác sinh ra từ 2 sự kiện: Trung Quốc dùng một tên lửa phá hủy một vệ tinh hỏng năm 2007 và vụ va chạm giữa một vệ tinh viễn thông của Mỹ với vệ tinh hỏng của Nga năm 2009.

Phản ứng với báo cáo trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 12-2 tuyên bố vũ trụ thuộc về toàn nhân loại chứ không phải sở hữu độc quyền của bất cứ ai và đặc biệt không phải tài sản riêng của Mỹ. "Báo cáo của DIA đã đưa ra những bình luận thiếu xác đáng và cực kỳ vô căn cứ về các chính sách không gian của những nước liên quan. Trung Quốc đã duy trì hoạt động hòa bình trên vũ trụ và chống lại vũ khí hóa không gian hoặc chạy đua vũ trang tại đây" - bà Hoa nhấn mạnh.

Tổng thống Donald Trump khẳng định Lực lượng Không gian là một ưu tiên an ninh quốc gia. Washington có kế hoạch lập lực lượng này vào năm 2020 nhưng dự luật thành lập lực lượng này cần phải được quốc hội Mỹ thông qua - một cửa ải không hề dễ dàng trong bối cảnh Hạ viện không còn trong tay Đảng Cộng hòa.

Theo Đỗ Quyên/ NLĐ

  • Từ khóa

Seoul đang hứng tuyết dày ngày thứ 2, gần gấp đôi "kỷ lục thế kỷ" hôm trước

Hàn Quốc đang vật lộn với ngày tuyết rơi dày thứ 2 với ít nhất 4 người đã thiệt mạng, có nơi ở Seoul lớp tuyết lên tới 40 cm.
16:22 - 28/11/2024
121 lượt xem

Thái Lan 'hành động quyết liệt' để bảo vệ đạo Phật

Chính phủ Thái Lan khẳng định sẽ hành động quyết liệt hơn để bảo vệ Phật giáo trước hàng loạt tệ nạn như ma túy, cờ bạc, trục lợi tiền cúng dường, truyền...
15:22 - 28/11/2024
146 lượt xem

Ông Medvedev nêu điều kiện dẫn đến việc tấn công các căn cứ NATO

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng Nga có thể tấn công các căn cứ NATO trong trường hợp leo thang.
13:54 - 28/11/2024
162 lượt xem

Bolivia - Trung Quốc ký thỏa thuận xây nhà máy lithium carbonat

Bolivia ngày 26.11 cho biết họ đã ký một thỏa thuận trị giá 1 tỉ USD với CBC của Trung Quốc, một công ty con của gã khổng lồ sản xuất pin CATL, để xây...
12:10 - 28/11/2024
224 lượt xem

Đông Nam Á thúc đẩy sản xuất nội địa

Việc cấm bán iPhone 16 khiến Indonesia trở thành hình mẫu khu vực trong việc bảo vệ quyền lợi cho các ngành sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh...
09:50 - 28/11/2024
281 lượt xem