24
/
68758
Trạm ăng-ten khổng lồ mới của Trung Quốc gây quan ngại
tram-ang-ten-khong-lo-moi-cua-trung-quoc-gay-quan-ngai
news

Trạm ăng-ten khổng lồ mới của Trung Quốc gây quan ngại

Thứ 4, 02/01/2019 | 09:20:00
438 lượt xem

Trung Quốc đã xây dựng một trạm ăng-ten radio khổng lồ trên một khu đất rộng gấp 5 lần thành phố New York của Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, trạm ăng-ten này có thể dùng cho mục đích quân sự và có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.

Hệ thống ăng-ten mới cho phép truyền tín hiệu đến tàu ngầm ngay cả khi tàu ngầm lặn sâu dưới biển. (Ảnh: SCMP) 

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, dự án trên còn gọi là dự án Giải pháp điện từ không dây (WEM) và mất 13 năm để xây dựng. Các nhà nghiên cứu nói rằng, hệ thống này đã sẵn sàng truyền sóng radio tần số cực thấp hay còn gọi là sóng ELF. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, các sóng này có thể gây ung thư với cư dân sống gần đó.

Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo, mặc dù dự án được cho là nhằm phục vụ mục đích phát hiện động đất và tài nguyên theo tuyên bố của Bắc Kinh, song nó cũng có thể sử dụng cho hoạt động thông tin liên lạc quân sự của Trung Quốc. Theo các nhà khoa học, sóng do hệ thống ăng-ten này có thể truyền phát tín hiệu cho các tàu ngầm hoạt động cách mặt nước hàng trăm mét mà không cần phải nổi lên để tránh nguy cơ bị phát hiện.

Chính phủ Trung Quốc khá kín tiếng về dự án trên. Chen Xiaobin, một nhà khoa học tham gia dự án, cũng nói rằng chính ông cũng không biết địa điểm chính xác của dự án bởi những thông tin này được bảo mật cực cao. "Hệ thống này có vai trò quan trọng cho quân đội nếu chiến tranh xảy ra. Mặc dù tôi tham gia dự án, nhưng cũng không biết nó nằm ở đâu", ông Chen nói.

Đến nay, địa điểm chính xác của hệ thống này vẫn chưa được tiết lộ, song theo thông tin trong giới truyền thông khoa học, nó có thể là khu vực Hoa Trung ở miền Trung Quốc, bao gồm Hồ Bắc, Hà Nam, Hồ Nam và là nơi sinh sống của khoảng hơn 230 triệu dân.

Dự án trên được triển khai sau khi Trung Quốc xây dựng trạm truyền phát sóng cực thấp đầu tiên dành cho mục đích quân sự vào năm 2009. Một năm sau đó, tàu ngầm của Trung Quốc đã có thể liên lạc được với trạm này khi đang hoạt động dưới nước. Hệ thống này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới sử hữu một hệ thống liên lạc với tàu ngầm như vậy sau Mỹ và Nga.

Tuy vậy, Hải quân Trung Quốc vẫn có tham vọng mở rộng năng lực trong lĩnh vực này, do đó đã đổ nguồn lực vào công nghệ radio ELF, cho phép tàu ngầm liên lạc với trung tâm chỉ huy từ độ sâu lớn hơn và khó bị gián đoạn.

Theo Minh Phương/ Dân Trí

  • Từ khóa

Ông Trump dọa áp thuế quan: Tiền tệ biến động, chứng khoán thấp thỏm, vàng giằng co

Những người ủng hộ cho rằng đề xuất thuế quan sẽ giúp tăng cường vị thế của Mỹ để đàm phán thỏa thuận thương mại có lợi hơn với các quốc gia khác.
18:59 - 27/11/2024
314 lượt xem

Tại sao vaccine đậu mùa khỉ cho trẻ em ở Cộng hòa Dân chủ Congo bị trì hoãn?

Tuần này Cộng hòa Dân chủ Congo bắt đầu tiêm vaccine đậu mùa khỉ cho người lớn ở thủ đô Kinshasa, nhưng trẻ em, nhóm dễ bị tổn thương nhất, vẫn chưa có...
17:22 - 27/11/2024
358 lượt xem

Nhóm G7 rối bời với các cuộc chiến tranh khắp thế giới khi ông Biden sắp mãn nhiệm

Tại Ý, các nhà ngoại giao hàng đầu từ Nhóm G7 đã cố gắng thể hiện sự đoàn kết về xung đột Ukraine, đồng thời tranh luận về khác biệt liên quan đến Israel...
16:00 - 27/11/2024
372 lượt xem

Anh đưa ra lệnh trừng phạt nặng nề nhất nhằm vào 'hạm đội bóng tối'

Chính phủ Anh đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 30 tàu thuộc "hạm đội bóng tối" Liên bang Nga.
14:39 - 27/11/2024
413 lượt xem

Hướng đến chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu

Nhựa là loại vật liệu linh hoạt và được sử dụng rộng rãi, cho nên không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên,...
08:03 - 27/11/2024
584 lượt xem