24
/
57358
Nguy cơ bùng nổ cuộc chiến trong lòng cuộc chiến ở Syria
nguy-co-bung-no-cuoc-chien-trong-long-cuoc-chien-o-syria
news

Nguy cơ bùng nổ cuộc chiến trong lòng cuộc chiến ở Syria

Thứ 3, 23/01/2018 | 17:37:47
326 lượt xem

Chiến dịch tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào lực lượng người Kurd ở miền bắc Syria có nguy cơ mở ra 1 mặt trận mới trong cuộc xung đột kéo dài 7 năm qua ở đất nước Trung Đông bị tàn phá này, kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Xe tăng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tập hợp gần biên giới Syria hôm 21.1. Ảnh: Getty Images

Chiến dịch Nhành Ôliu

Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã cảnh báo không dung thứ lực lượng bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) mà nước này gọi là khủng bố, ngay cả khi Mỹ hậu thuẫn YPG làm đại diện cho mình trong cuộc chiến ủy nhiệm chống IS. Đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, YPG là 1 nhánh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) - nhóm nổi dậy ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuộc tấn công được gọi là “Chiến dịch Nhành Ôliu” bắt đầu bằng hàng chục cuộc không kích từ ngày 20.1. Một ngày sau, bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào Syria. Theo CNN, 1 chỉ huy của nhóm nổi dậy ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, 13.000 chiến binh tham gia chiến dịch tấn công quân sự vào tỉnh Afrin của 1.5 triệu người Kurd, giáp tỉnh Idlib. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thông báo, các cuộc không kích đã phá hủy 45 mục tiêu, bao gồm các doanh trại và kho vũ khí. Trong khi đó, YPG nói rằng, các cuộc không kích nhằm vào ít nhất 100 địa điểm.

Tờ Milliyet dẫn lời Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildrim cho biết, chiến dịch Nhành Ôliu gồm 4 giai đoạn, bao gồm thành lập 1 vùng đệm an toàn 30km ở phía bắc Syria. Theo Sky News Arabia, trong ngày đầu tiên của chiến dịch, đã có 6 dân thường và 3 binh sĩ thiệt mạng, nhưng Tổng tham mưu trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, tất cả những người chết và bị thương đều là khủng bố.

Cảnh báo trước

Thổ Nhĩ Kỳ thông báo cho cả Mỹ và Nga về ý định của mình. Tuần trước, Tổng tham mưu trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đến Mátxcơva và đảm bảo rằng, sẽ không có hậu quả không mong muốn. Một số nhà phân tích cho rằng, Ankara đã mặc cả với Mátxcơva, đổi “giảm xung đột ở Idlib” lấy “tự tung” ở Afrin. Nga đã rút lui sự hiện diện quân sự khiêm tốn của mình ở khu vực này ngay trước chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ.

Về phần mình, YPG nói rằng bị Nga “phản bội”, đổ trách nhiệm cho Nga về những cuộc tấn công này. Hiện, mọi thứ phụ thuộc vào mức độ chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu mục tiêu chỉ là vùng đệm an toàn hạn chế dọc biên giới, thì xung đột có thể được kiềm chế. Nhưng nếu Thổ Nhĩ Kỳ muốn chiếm cả thành phố Afrin, sau đó mở 1 mặt trận thứ 2 để chiếm nốt thị trấn Manbij ở phía đông, thì 1 cuộc chiến trong lòng cuộc chiến ở Syria sẽ bùng nổ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cũng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo trước kế hoạch tấn công người Kurd ở Syria, và tham vấn Mỹ, nhưng ông không nói rõ vì sao Washington không cố ngăn cản Ankara. Mỹ kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, nhưng không giống như trường hợp với Iran, Washington không yêu cầu chấm dứt các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. “Chúng tôi sẽ làm rõ điều này. Thổ Nhĩ Kỳ có những lo ngại an ninh chính đáng ở bắc Syria” - CNN dẫn lời ông Mattis nói.

Kích động xung đột lan rộng

Tuy nhiên, những bằng chứng hiện tại cho thấy, mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ lớn hơn rất nhiều. Tổng thống Erdogan muốn Manbij - nơi hiện diện lực lượng Mỹ - phải đầu hàng. “Bắt đầu từ hướng tây, từng bước, từng bước một, chúng tôi sẽ tiêu diệt hành lang khủng bố đến tận biên giới Iraq” - ông Erdogan tuyên bố.

Mỹ biện minh cho sự ủng hộ của mình với Lực lượng Dân chủ Syria (SFD) - thuộc YPG - là một phần quan trọng trong chiến lược ngăn chặn IS tái sinh. Mâu thuẫn này đã đẩy quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ gần như rơi xuống điểm tan vỡ. Đối với Ankara, giọt nước cuối cùng làm tràn ly là thông báo của Mỹ thành lập lực lượng an ninh biên giới 30.000 người thuộc SDF để tuần tra biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.

Viện nghiên cứu chiến tranh ở Washington lưu ý rằng, “chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa gây ra 1 cuộc chiến tranh mở rộng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd, có thể làm hỏng nỗ lực ổn định của Mỹ ở đông Syria và buộc Mỹ phải xem xét lại sự hỗ trợ cho YPG”. Đối với Tổng thống Erdogan, việc điều quân đến Syria nhận được sự ủng hộ của các đảng đối lập trong nước, nhưng vấp phải chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Tổng thống Syria Bashar al-Assad lên án chiến chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, coi đây là hành động vi phạm chủ quyền, xâm lược Syria.

Bộ Ngoại giao Iran bày tỏ quan ngại về những gì đang diễn ra tại Afrin, đồng thời yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt ngay hành động này. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ cần ngừng giao tranh với các tay súng người Kurd ở Syria. Pháp đã kêu gọi HĐBA Liên Hợp Quốc họp khẩn vào chiều ngày 22.1 để đánh giá toàn bộ nguy cơ khủng hoảng nhân đạo trong bối cảnh giao tranh gia tăng ở Syria.

Theo Vân Anh/Lao Động

  • Từ khóa

Hezbollah tuyên bố phá hủy 6 xe tăng Israel ở miền nam Li Băng

Lực lượng Hezbollah tuyên bố các thành viên của họ đã phá hủy 6 xe tăng Israel ở khu vực biên giới thuộc miền nam Li Băng hôm 24.11.
13:55 - 25/11/2024
51 lượt xem

Nga phóng ồ ạt gần 500 máy bay không người lái và 20 tên lửa vào Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước này đã bị gần 500 máy bay không người lái và hơn 20 tên lửa Nga nhắm mục tiêu trong tuần qua.
11:23 - 25/11/2024
117 lượt xem

UAE bắt giữ ba nghi phạm vụ sát hại giáo sĩ Do Thái

Cơ quan chức năng của Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) thông báo đã bắt giữ ba nghi phạm liên quan đến vụ sát hại một giáo sĩ Do Thái.
10:27 - 25/11/2024
132 lượt xem

Lời giải cho bài toán lạm phát

Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc tung ra gói kích thích kinh tế “khổng lồ” trị giá 39.000 tỷ yen (hơn 252,7 tỷ USD), trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật...
09:38 - 25/11/2024
141 lượt xem

Động cơ máy bay Nga bốc cháy, gần 90 khách sơ tán

Bộ Giao thông Thổ Nhĩ Kỳ thông báo động cơ của một máy bay chở khách của Nga đã bốc cháy sau khi hạ cánh tại sân bay Antalya ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ hôm...
07:04 - 25/11/2024
211 lượt xem