24
/
56847
Trung Quốc kỳ vọng lớn từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp Macron
trung-quoc-ky-vong-lon-tu-chuyen-tham-cua-tong-thong-phap-macron
news

Trung Quốc kỳ vọng lớn từ chuyến thăm của Tổng thống Pháp Macron

Thứ 2, 08/01/2018 | 13:24:51
375 lượt xem

Chuyến thăm của Tổng thống Pháp Macron được kỳ vọng sẽ mang lại bước phát triển lớn trong quan hệ giữa Trung Quốc với Pháp và EU.

Trung Quốc và Pháp có thể nói là có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Pháp và Pháp là đối tác thương mại đứng thứ 8 của Trung Quốc.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters

Chuyến thăm được trông đợi sẽ tăng cường, mở rộng hợp tác, hai bên dự kiến sẽ ký hơn 50 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực như hàng không vũ trụ, điện hạt nhân, kỹ thuật số, tài chính ngân hàng ...

Pháp giúp Trung Quốc mở đường vào châu Âu

Tuyến đường sắt chuyên chở hàng hoá nằm trong quy hoạch hợp tác quốc tế "Vành đai và con đường" của Trung Quốc đã vươn tới  Pháp và Đức. Vì thế Trung Quốc đặc biệt coi trọng hợp tác với các nước châu Âu, nhất là những đối tác lớn trong EU như Pháp.

Trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang áp dụng các chính sách bảo hộ, "quay lưng" lại với châu Âu, và nhất là sau sự kiện Brexit Anh rời khỏi EU thì đây lại càng là cơ hội để Trung Quốc thể hiện mình, xây dựng các mối quan hệ quốc tế kiểu mới, hạn chế vai trò và tầm ảnh hưởng của Mỹ, qua đó từng bước trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ 21 như mục tiêu mà Đại hội 19 đã đề ra.

Chuyến thăm của Tổng thống Pháp cũng sẽ góp phần tăng cường lòng tin chính trị, kết nối những chiến lược hợp tác với Trung Quốc, định hướng trong hợp tác về chính trị, thương mại, tăng cường hợp tác chống biến đổi khí hậu, hợp tác chống khủng bố, thúc đẩy giao lưu nhân dân, cao hơn nữa là khả năng hợp tác quản trị toà cầu.

Việc Tổng thống Pháp Macron lựa chọn thành phố Tây An của tỉnh Thiểm Tây - quê hương của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cũng là nơi khởi điểm của "con đường tơ lụa" cổ xưa được  là nơi đặt chân đầu tiên trong chuyến thăm Trung Quốc lần này cho thấy chính sách đối ngoại thông qua thúc đẩy hợp tác quốc tế "Vành đai và con đường" của Trung Quốc đang phát huy hiệu quả.

Hợp tác kinh tế Trung Quốc-Pháp đầy triển vọng

Thuận lợi đầu tiên là hai nước đã có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Trong lịch sử thì Pháp là nước đầu tiên trong số các nước lớn của Tây Âu thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc; và cũng là nước lớn đầu tiên của Phương Tây thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã có cuộc gặp Tổng thống Macron bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại thành phố Hambourg của Đức vào tháng 7/2017. 

Thông qua Pháp, Trung Quốc muốn tranh thủ sự ủng hộ của Pháp đối với sáng kiến chiến lược "vành đai và con đường". Phát huy lợi thế nguồn vốn dồi dào, Trung Quốc có đủ năng lực hỗ trợ Pháp và các nước châu Âu khắc phục khó khăn, đối phó với những tác động khủng hoảng tài chính.

Trung Quốc mong muốn thông qua hợp tác này có thể kết hợp giữa thiết bị và năng lực sản xuất dư thừa của Trung Quốc với công nghệ tiên tiến của các nước EU trong đó có Pháp, phát triển sang thị trường thứ 3.

Thậm chí Trung Quốc còn mong muốn thông qua hợp tác với Pháp để mở rộng hơn nữa vai trò và tầm ảnh hưởng tại châu Phi, địa bàn truyền thống của Pháp. Ngoài ra còn là tranh thủ sự ủng hộ của Pháp và các nước EU trong các vấn đề quốc tế khác.

Tuy nhiên hợp tác giữa Trung Quốc và Pháp cũng tồn tại những khó khăn nhất định. Hiện, chủ nghĩa bảo hộ tại một số nước phương Tây đang có xu thế trỗi dậy, Tổng thống Pháp Macron tuy là là nhà lãnh đạo trẻ có khuynh hướng cải cách nhưng trước sức ép cũng như lợi ích từ các tập đoàn kinh tế lớn sẽ khó có thể có bước đột phá về ý thức hình thái.

Ông Macron có thể coi trọng Trung Quốc nhưng vẫn phải nhìn nhận đây là một đối thủ cạnh tranh lớn và phải tìm cách cân bằng cán cân thương mại, giảm lượng nhập siêu từ Trung Quốc.

EU trong đó có Pháp vẫn không công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường và vẫn áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Chính vì thế Trung Quốc phải tạo được lòng tin chính trị mới có thể thúc đẩy hơn nữa họp tác kinh tế vơi Pháp./.

Theo Hà Thắng/VOV.VN

  • Từ khóa

Seoul đang hứng tuyết dày ngày thứ 2, gần gấp đôi "kỷ lục thế kỷ" hôm trước

Hàn Quốc đang vật lộn với ngày tuyết rơi dày thứ 2 với ít nhất 4 người đã thiệt mạng, có nơi ở Seoul lớp tuyết lên tới 40 cm.
16:22 - 28/11/2024
280 lượt xem

Thái Lan 'hành động quyết liệt' để bảo vệ đạo Phật

Chính phủ Thái Lan khẳng định sẽ hành động quyết liệt hơn để bảo vệ Phật giáo trước hàng loạt tệ nạn như ma túy, cờ bạc, trục lợi tiền cúng dường, truyền...
15:22 - 28/11/2024
302 lượt xem

Ông Medvedev nêu điều kiện dẫn đến việc tấn công các căn cứ NATO

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng Nga có thể tấn công các căn cứ NATO trong trường hợp leo thang.
13:54 - 28/11/2024
319 lượt xem

Bolivia - Trung Quốc ký thỏa thuận xây nhà máy lithium carbonat

Bolivia ngày 26.11 cho biết họ đã ký một thỏa thuận trị giá 1 tỉ USD với CBC của Trung Quốc, một công ty con của gã khổng lồ sản xuất pin CATL, để xây...
12:10 - 28/11/2024
388 lượt xem

Đông Nam Á thúc đẩy sản xuất nội địa

Việc cấm bán iPhone 16 khiến Indonesia trở thành hình mẫu khu vực trong việc bảo vệ quyền lợi cho các ngành sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh...
09:50 - 28/11/2024
440 lượt xem