24
/
54661
Cựu Thủ hiến Catalonia rối bời trong cuộc khủng hoảng chính ông tạo ra
cuu-thu-hien-catalonia-roi-boi-trong-cuoc-khung-hoang-chinh-ong-tao-ra
news

Cựu Thủ hiến Catalonia rối bời trong cuộc khủng hoảng chính ông tạo ra

Thứ 2, 30/10/2017 | 09:40:31
772 lượt xem

Cựu Thủ hiến Catalonia (Tây Ban Nha) Carles Puigdemont đang ở trạng thái rất mơ hồ và có lẽ điều này lý giải cho hành động cũng mơ hồ của ông.

“Ông có nhận ra là mình vừa bị mất chức?” – Phóng viên bủa vây lấy Carles Puigdemont khi ông bước ra khỏi một quán bar ở quê nhà Girona, giữa lúc đang dùng bữa trưa như thường lệ. Puigdemont đứng yên cho cánh phóng viên quay phim và chụp ảnh trong chốc lát rồi trở lại và tiếp tục dùng bữa như không có vấn đề gì xảy ra ngày hôm đó, 28/10, khi chính phủ của Thủ tướng Mariano Rajoy giải tán cơ quan lập pháp Catalonia và cách chức Thủ hiến của ông.

Ông Carles Puigdemont bị báo giới bủa vây khi xuất hiện ở ở quê nhà Girona.

Gần như ngay lập tức, truyền hình Catalonia lúc đó đã phát sóng bài phát biểu “mang tính thể chế” của ông Puigdemont, trong đó, ông tuyên bố không chấp nhận việc bị cách chức và kêu gọi sự “kiên trì, bền bỉ và nhìn xa trông rộng” để có thể thúc đẩy kế hoạch độc lập cho vùng đất này. Khoảnh khắc ấy, ông Puigdemont đã xuất hiện giống như một “nguyên thủ” với lá cờ vùng Catalonia và Liên minh châu Âu (EU) ở phía sau lưng.

Ngay sau bài phát biểu được ghi hình trước đó, đài truyền hình địa phương lại truyền hình trực tiếp hình ảnh ông Puigdemont xuất hiện cùng với những người hàng xóm của mình như một ngày bình thường, dù sau đó nhà hàng nơi ông ngồi ăn trưa bị hàng trăm người tò mò và ủng hộ vây kín. Họ hô vang: “Tổng thống Puigdemont”.

Nhưng tất cả chỉ như một “thực tế ảo” và ông Puigdemont dường như đang sống trong 2 thế giới tách biệt: một của chính phủ Tây Ban Nha và một của chính ông.

Nghịch lý trong thế giới song song của Puigdemont

“Thực tế ảo” của ông Puigdemont không khác mấy so với “xã hội lý tưởng Catalonia” mà ông Puigdemont muốn hướng tới.

Ở đó, những cuộc bầu cử hỗn loạn cũng được thông qua giống như các cuộc trưng cầu ý dân có kết quả đáng tin cậy; còn những luật lệ thì được đề ra rồi ngay lập tức bị phá bỏ, như việc tuyên bố độc lập ban đầu dự kiến được công bố trong vòng 48 giờ sau khi có kết quả chính thức của cuộc trưng cầu ý dân ngày 1/10 nhưng thực tế đã bị trì hoãn tới gần 1 tháng.

Và ở “xã hội lý tưởng” đó, các cuộc bỏ phiếu của Quốc hội được ca ngợi là hợp pháp trong khi thực tế là không, giống như cuộc bỏ phiếu về nền độc lập của Catalonia ngày 28/10 vừa qua.

Cuộc bỏ phiếu đó đáng lẽ không nên diễn ra chút nào “bởi vì theo luật pháp, quốc hội không có quyền quyết định chủ quyền của Catalonia” - theo ông Oriol Bartomeus, giáo sư về chính trị tại trường đại học Barcelona.

Nhiều nghị sỹ trong cơ quan lập pháp của Catalonia cũng có chung kết luận như vậy.

Phe đối lập trong cơ quan lập pháp Catalonia đã rời khỏi phòng nghị sự để phản đối cuộc bỏ phiếu. Trong số những nghị sỹ còn ở lại cũng có tới 10 người bỏ phiếu phản đối nghị quyết về “một Cộng hòa Catalonia như là một nước độc lập và tự chủ”. Đã có 70 nghị sỹ bỏ phiếu ủng hộ và nghị quyết đó được thông qua. Còn lại 2 nghị sỹ bỏ phiếu trắng.

Đâm lao phải theo lao

Phong trào ủng hộ độc lập của ông Puigdemont gần đây có dấu hiệu yếu đi trông thấy và dường như đã “đứt gánh giữa đường”: một phe khá ôn hòa chủ trương thúc đẩy các cuộc bầu cử địa phương mà một phe không chịu thỏa hiệp mà chỉ muốn đơn phương tuyên bố độc lập khỏi chính quyền trung ương ở Madrid.

Sự chia rẽ ấy đã bộc lộ từ khi ông Puigdemont tuyên bố độc lập 2 tuần trước để rồi lập tức đình chỉ quyết định đó. Một mặt, đây là sự nhượng bộ đối với đảng cực tả Ứng viên Đoàn kết Đại chúng (CUP) chiếm đa số tại Quốc hội. Mặt khác, đây cũng là một động thái chiều lòng những nhân tố trung dung trong chính đảng Dân chủ châu Âu Catalonia (PdeCat) của ông Puigdemont.

Sự chia rẽ nội bộ trở nên rõ nét hơn cả khi Bộ trưởng Kinh doanh xứ Catalonia Santi Vila ngày 28/10 tuyên bố từ chức với dòng trạng thái đăng trên Twitter rằng: “Những nỗ lực của tôi với việc đối thoại lại thất bại”.

Bộ trưởng Kinh doanh xứ Catalonia Santi Vila.

“Vẫn đang có sự chia rẽ trong phe ủng hộ độc lập”, nhà khoa học chính trị Oriol Bartomeus nhận định. “Giờ có thể nó không rõ ràng nữa nhưng nó sẽ lại xuất hiện trong những ngày tới nếu có các cuộc thảo luận về việc những người ủng hộ độc lập có nên tham gia vào cuộc bầu cử ngày 21/12 tới hay không”.

Madrid biết rõ sự chia rẽ này và đó là lý do vì sao Thủ tướng Mariano Rajoy quyết định tổ chức bầu cử địa phương sớm vào đúng đêm trước Ngày Giáng sinh may rủi (Christmas Lottery Day) ở Tây Ban Nha, một sự lựa chọn khôn ngoan đầy hàm ý cho “canh bạc” mà Catalonia đang ở cửa dưới. Và với bước đi này, ông Rajoy cũng đã rút mình ra khỏi tình cảnh rối bời mà ông Puigdemont tạo ra, vốn để gây khó cho Madrid nhưng lại bị “gậy ông đập lưng ông”.

Sự chia rẽ ấy cũng được phản ánh thông qua tâm trạng trên đường phố Barcelona. Phong trào đòi độc lập cũng đang chia làm 2 hướng.

Một bên là những người từng rất nhiệt huyết nhưng đã thay đổi quan điểm khi chứng kiến làn sóng các doanh nghiệp và ngân hàng rút khỏi Catalonia vì lo ngại bất ổn ở xứ giàu nhất Tây Ban Nha này. Cũng có những người luôn muốn Catalonia được trao quy chế tự trị lớn hơn nữa và bỏ phiếu “Đồng ý” trong cuộc trưng cầu ý dân đòi độc lập ngày 1/10 như một dạng biểu tình thể hiện nguyện vọng với chính phủ.

Bên kia là những người Catalonia luôn lớn tiếng nhất, quyết liệt nhất trong các cuộc tuần hành, biểu tình đòi độc lập, những người không chấp nhận bất cứ điều gì khác ngoài độc lập. Giờ họ có thể coi là đã đạt được điều đó nhưng chỉ trong chốc lát.

Bản thân các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc ở Catalonia cũng ý thức được sự chông chênh trên con đường mà họ đang đi. Bởi tách ra khỏi Tây Ban Nha không đồng nghĩa với việc sẽ thành công.

Và để có được chủ quyền, Catalnia cần ít nhất 2 yêu tố: sự công nhận của cộng đồng quốc tế và kiểm soát lãnh thổ của chính mình. Mà ở đây, sự công nhận của quốc tế chắc chắn sẽ không dễ dàng đến với Catalonia, đặc biệt là trong một khu vực EU còn chưa hết bàng hoàng và giận dữ vì sự ra đi của nước Anh. Các nhà lãnh đạo châu Âu khó có thể chấp nhận được hành động li khai ở một nước thành viên chủ chốt như Tây Ban Nha./.

Theo Diệu Hương/VOV.VN

  • Từ khóa

Triều Tiên nhập khẩu dầu Nga bất chấp hạn chế của Liên Hiệp Quốc?

Hình ảnh vệ tinh của tổ chức Open Source Centre (OSC) có trụ sở tại Anh và Đài BBC công bố hôm 22-11 cho thấy lượng dầu nhập khẩu từ Nga của Triều Tiên...
19:57 - 22/11/2024
144 lượt xem

Trung Quốc phát hiện mỏ vàng trị giá 83 tỉ USD

Trung Quốc ngày 21-11 thông báo mới tìm thấy một mỏ vàng siêu lớn với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn tại tỉnh Hồ Nam.
14:02 - 22/11/2024
272 lượt xem

Triều Tiên cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un cho rằng bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao như hiện nay,
11:23 - 22/11/2024
340 lượt xem

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Việt Nam đã tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2025-2031 với số phiếu cao 175/183.
11:16 - 22/11/2024
355 lượt xem

Ông Putin tuyên bố dùng tên lửa đạn đạo đời mới tấn công Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định loại tên lửa đạn đạo tầm trung vừa được Moscow dùng để tấn công Ukraine 'hiện chưa có cách đối phó'.
08:31 - 22/11/2024
444 lượt xem