24
/
174800
Ông Trump có thể khiến EU phải kích hoạt phòng thủ riêng
ong-trump-co-the-khien-eu-phai-kich-hoat-phong-thu-rieng
news

Ông Trump có thể khiến EU phải kích hoạt phòng thủ riêng

Thứ 4, 08/01/2025 | 10:23:17
442 lượt xem

Liên minh châu Âu có thể viện dẫn điều khoản phòng thủ tập thể nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thực hiện lời hứa rút Mỹ khỏi NATO.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Tương tự Điều 5

Nhóm của ông Trump được cho là đã nói với các quan chức châu Âu vào tháng 12 năm 2024 rằng chính quyền Mỹ sắp tới sẽ yêu cầu các thành viên NATO cam kết chi 5% GDP của họ cho quốc phòng.

Trước đây, chính ông Trump đã đưa ra ý tưởng Mỹ sẽ rời khỏi liên minh quân sự NATO nếu các thành viên khác không tăng cường đóng góp quân sự.

"Kịch bản này trở nên phù hợp hơn nếu ông Donald Trump thực hiện các tuyên bố trước đây của mình liên quan đến NATO.

Trước đây, ông Trump đã ám chỉ rằng Mỹ có thể không bảo vệ các quốc gia thành viên NATO không đáp ứng được các yêu cầu chi tiêu quốc phòng tối thiểu.

Ông thậm chí còn ngụ ý rằng lập trường này có thể khuyến khích Nga nhắm mục tiêu vào các quốc gia không tuân thủ. Nếu tình huống như vậy xảy ra, một phần của NATO có thể không còn được coi là đáng tin cậy hoặc mạnh mẽ nữa.

Điều này sẽ tạo cơ hội cho EU kích hoạt các điều khoản quốc phòng của Hiệp ước Lisbon, qua đó đặt nền tảng cho một cấu trúc quốc phòng song song. Một diễn biến như vậy chắc chắn sẽ làm suy yếu NATO", Stavros Kalenteridis, giáo sư tại Đại học Aegean ở Athens, nói với Novosti.

Ông lưu ý rằng cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel phản đối việc có điều khoản phòng thủ tập thể, lập luận rằng NATO nên vẫn là cơ chế phòng thủ chính và việc viện dẫn điều khoản đó là không cần thiết.

Tuy nhiên, điều khoản này đã được đưa vào văn bản Hiệp ước Lisbon do sự khăng khăng của Pháp.

"Đây sẽ là kết quả quan trọng nhất của sự xáo trộn chính trị ở châu Âu nếu nó thực sự thành hiện thực. Hiệp ước Lisbon bao gồm một điều khoản phòng thủ chung tương tự như Điều 5 của NATO.

Tôi đang nói đến Điều 42, đoạn 7, trong đó nêu rõ nguyên tắc rằng nếu một quốc gia thành viên là nạn nhân của hành vi xâm lược, tất cả các quốc gia khác có nghĩa vụ phải bảo vệ quốc gia đó", Kalenteridis cho biết.

Nếu cơ chế thay thế này tỏ ra khả thi trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của ông Trump, nó có thể phát huy tác dụng và tiếp tục được áp dụng sau nhiệm kỳ của ông.

"Kịch bản này sẽ mở ra cánh cửa cho Pháp dẫn đầu trong lĩnh vực này. Với truyền thống theo chủ nghĩa Gaullist của Pháp, về mặt lịch sử, nước này đã tìm kiếm một đường lối quân sự độc lập, đôi khi tách khỏi NATO.

Điều này sẽ trao quyền cho tổng thống Pháp tương lai theo đuổi chính xác mục tiêu đó, có khả năng phá vỡ các ràng buộc của NATO. Về lâu dài, điều này cũng có thể có lợi cho Nga", Kalenteridis kết luận.

Trước đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ sự hoài nghi của mình đối với NATO, thậm chí còn gọi tổ chức này là "chết não" và ủng hộ quyền tự chủ chiến lược của châu Âu.

Trong đó, ông là một phần của truyền thống bắt nguồn từ Charles de Gaulle, người sáng lập ra nền Cộng hòa thứ năm.

Năng lực phòng thủ

Trong thời gian gần đây, giới quân sự phương Tây thường xuyên cho rằng châu Âu không thể chống chọi nổi với tiềm năng hạt nhân mạnh mẽ của Nga.

Đồng thời họ không giấu giếm rằng việc triển khai các thành phần của kho vũ khí hạt nhân Mỹ trên lãnh thổ châu Âu sẽ chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích những gì đang xảy ra và đưa ra kết luận rằng trong cuộc xung đột Ukraine, Quân đội Nga đã chứng tỏ khả năng sử dụng thành công tên lửa đạn đạo Kinzhal, Iskander-M; tên lửa hành trình Zircon, Kalibr và đặc biệt là tên lửa Oreshnik.

Trong khi đó những vũ khí phòng thủ chủ lực phương Tây trong thành phần tác chiến của Lực lượng vũ trang Ukraine như Patriot, SAMP/T, IRIS-T..., bị người Nga phá hủy khá hiệu quả, ngay cả khi nằm trong khu vực phòng không/phòng thủ tên lửa dày đặc, hoặc dưới sự kiểm soát của quân nhân nước ngoài.

Để đối phó với việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO ở các nước Đông Âu, Nga đã triển khai thêm một số đơn vị tên lửa và hàng không mang theo vũ khí hạt nhân chiến thuật ở biên giới phía Tây và tại Belarus, cũng như ở vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad.

Trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đã tăng mạnh khối lượng sản xuất.

Liên bang Nga hiện đang sản xuất nhiều vũ khí tầm xa có độ chính xác cao trên mặt đất, trên không và trên biển. Một số loại có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới bất kỳ nơi nào ở châu Âu với tốc độ siêu thanh.

Theo Kiên Bùi/GD&TĐ

https://giaoducthoidai.vn/ong-trump-co-the-khien-eu-phai-kich-hoat-phong-thu-rieng-post715064.html

  • Từ khóa

Cựu binh Thái Lan bị nghi ám sát chính trị gia Campuchia

Cơ quan chức năng Thái Lan xác định nghi phạm hàng đầu trong vụ ám sát cựu nghị sĩ Campuchia Lim Kimya là một cựu binh thuộc lực lượng Hải quân Hoàng gia...
20:35 - 08/01/2025
195 lượt xem

Điều gì khiến ông Trump liên tục đòi sáp nhập Canada vào Mỹ?

Việc ông Trump muốn Canada trở thành bang thứ 51 của Mỹ có thể xuất phát từ nhiều lý do, nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu 'làm nước Mỹ vĩ đại trở...
15:56 - 08/01/2025
303 lượt xem

Phu nhân Ngô Phương Ly gặp mặt, nghe hòa nhạc với các nữ đại sứ ASEAN

Sáng 8-1 tại Hà Nội, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm, bà Ngô Phương Ly, đã gặp mặt Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN (AWCH) nhân dịp năm mới 2025.
15:46 - 08/01/2025
315 lượt xem

Bộ trưởng Giao thông Hàn Quốc nhận trách nhiệm thảm họa Jeju Air, nói sẽ từ chức

Bộ trưởng Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc Park Sang Woo thông báo sẽ từ chức để chịu trách nhiệm về vụ tai nạn máy bay của Jeju...
14:08 - 08/01/2025
362 lượt xem

Dự luật tăng cường trục xuất người nhập cư trái phép ở Mỹ sắp được thông qua

Chiều 7-1 giờ địa phương, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật để trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ bị buộc tội phi bạo lực.
08:32 - 08/01/2025
472 lượt xem