24
/
171910
Bầu cử Mỹ vào thời khắc quyết định
bau-cu-my-vao-thoi-khac-quyet-dinh
news

Bầu cử Mỹ vào thời khắc quyết định

Thứ 3, 05/11/2024 | 07:43:34
2,130 lượt xem

Mọi sự chú ý đổ dồn vào 7 bang chiến trường - đặc biệt là Pennsylvania, những nơi được cho là có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử

Theo Reuters, người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5-11 sẽ lãnh đạo một quốc gia hơn 330 triệu dân, song cuộc đua gần như sẽ được quyết định bởi lá phiếu của vỏn vẹn vài chục ngàn cử tri tại 7 bang chiến trường: Michigan, Pennsylvania, Georgia, Bắc Carolina, Wisconsin, Arizona và Nevada.

Đó là các bang dao động, chưa chắc sẽ quyết định ủng hộ ai trong khi các tiểu bang còn lại đều gần như chắc chắn ủng hộ Đảng Dân chủ hoặc Đảng Cộng hòa theo "truyền thống" cũng như các cuộc thăm dò.

Trong số 7 bang chiến trường đó, Pennsylvania với 19 phiếu đại cử tri có khả năng là nơi quyết định số một đối với kết quả cuộc bầu cử. Đây cũng là nơi ứng cử viên Đảng Cộng hòa - cựu Tổng thống Donald Trump - chọn cho sự kiện vận động tranh cử hôm 3-11, kết thúc loạt sự kiện tập trung vào 3 chiến địa hàng đầu là Pennsylvania, Georgia, Bắc Carolina. 

Trong khi đó, ứng viên Đảng Dân chủ - Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris - lựa chọn Michigan làm nơi kết thúc chiến dịch vào cùng ngày.

Bầu cử Mỹ vào thời khắc quyết định- Ảnh 1.

Đồ họa: PHẠM NGHĨA - THANH LONG

Nếu bà Harris thua ở Pennsylvania, bà sẽ phải giành được Bắc Carolina hoặc Georgia. Hai bang này đã bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ tổng cộng 3 lần trong 4 thập kỷ qua. Ngược lại, nếu ông Trump thua ở Pennsylvania, ông phải thắng ở Wisconsin hoặc Michigan. 

Michigan chỉ bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa một lần kể từ những năm 1980, là khi họ chọn chính ông Trump vào 8 năm trước thay vì ứng viên Dân chủ kiêm cựu Ngoại trưởng Mỹ, cựu đệ nhất phu nhân Hillary Clinton.

Theo hệ thống bầu cử Mỹ, để chiến thắng, một ứng viên cần giành được đa số trong tổng số 538 phiếu đại cử tri, tức là 270 phiếu. Trong trường hợp hòa 269-269, Hạ viện Mỹ sẽ chọn ra người chiến thắng, trong đó phái đoàn của mỗi bang có một phiếu bầu duy nhất - kịch bản mà các nhà phân tích cho rằng có lợi cho ông Trump.

Ngoại trừ các bang chiến trường, nếu các bang khác bỏ phiếu như thăm dò thì bà Harris sẽ có 226 phiếu đại cử tri và Trump có 219 phiếu, còn lại 93 phiếu chưa phân định.

Vài nét về ứng viên Donald Trump của Đảng Cộng hòa. Đồ họa: Phương Võ - Thanh Long

Vài nét về ứng viên Donald Trump của Đảng Cộng hòa. Đồ họa: Phương Võ - Thanh Long

Có 48 bang tại Mỹ bỏ phiếu theo nguyên tắc "thắng ăn cả", riêng với Nebraska và Maine, phiếu đại cử tri sẽ giành cho người chiến thắng ở mỗi khu vực bầu cử quốc hội. Năm 2020, ông Joe Biden thắng 1 trong 5 phiếu đại cử tri của Nebraska trong khi ông Trump giành được 1 trong 4 phiếu của Maine. 

Năm nay, vé đại cử tri của Quận bầu cử quốc hội số 2 thuộc bang Nebraska (trung tâm là thị trấn Omaha) đóng vai trò then chốt. Nếu bà Harris thắng Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, còn ông Trump thắng 4 bang chiến trường còn lại thì phiếu đại cử tri nói trên sẽ chốt xem hai bên hòa nhau hay bà Harris thắng thế. 

Vì vậy, các hạt dao động tại 7 bang chiến trường cũng được các ứng viên "chăm sóc đặc biệt". Theo trang Yahoo! News, 8 hạt cần được chú ý vào đêm bầu cử 5-11 (giờ địa phương) là Cobb (bang Georgia), Waukesha (Wisconsin), Carrabus (Bắc Carolina), Washoe (Nevada), Wayne (Michigan), Douglas (Nebraska), Maricopa (Arizona) và quan trọng nhất là hạt Erie của Pennsylvania,

Vài nét về ứng viên Kamala Harris của Đảng Dân chủ. Đồ họa: Phương Võ - Thanh Long

Vài nét về ứng viên Kamala Harris của Đảng Dân chủ. Đồ họa: Phương Võ - Thanh Long

Một cuộc thăm dò của Viện Gallup công bố vào đầu tháng 10 cho thấy những điều mà 2 ứng viên hứa hẹn làm cho nền kinh tế Mỹ rất có thể là "chìa khóa" vào Nhà Trắng. Kết quả thăm dò cho thấy có tới 52% cử tri được hỏi coi kinh tế là vấn đề "cực kỳ quan trọng" - mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Vào các cuộc bầu cử tổng thống trước đó, tỉ lệ nói trên dao động ở mức 38%-44%.

Bà Harris đã thu hẹp đáng kể khoảng cách với ông Trump trong lĩnh vực kinh tế trong tháng qua bằng cách vạch ra nền tảng chính sách cho tầng lớp trung lưu và các gia đình, với tầm nhìn và kế hoạch cho một "nền kinh tế cơ hội". 

Nữ phó tổng thống cũng tập trung vào vấn đề giảm chi phí sinh hoạt, tạo điều kiện cho người dân mua nhà... trong khi đối thủ Đảng Cộng hòa của bà đã nhanh chóng nắm bắt dữ liệu việc làm ảm đạm trong các sự kiện tại Bắc Carolina hôm 2-11.

Ngoài kinh tế, cả hai ứng viên khai thác thêm nhiều vấn đề được cử tri quan tâm, ví dụ ông Trump khơi dậy sự bất bình với chính quyền hiện tại, còn bà Harris tập trung vào quyền phá thai và bảo vệ nền dân chủ. 

Những cuộc bỏ phiếu khác

Ngoài bầu tổng thống, trong ngày 5-11, cử tri Mỹ còn bỏ phiếu bầu chọn các vị trí khác nhau ở cấp liên bang, bang và địa phương. Đáng chú ý, cử tri tại 50 bang sẽ bầu toàn bộ 435 thành viên Hạ viện, nhiệm kỳ 2 năm. Hiện thời Đảng Cộng hòa nắm thế đa số ở Hạ viện với 220 ghế và Đảng Dân chủ muốn đảo ngược tình thế này.

Ở chiều ngược lại, Đảng Cộng hòa cũng tìm cách giành lại quyền kiểm soát Thượng viện từ Đảng Dân chủ khi có 34/100 ghế thượng nghị sĩ được bầu với nhiệm kỳ 6 năm.

Trong lúc cuộc đua giữa bà Kamala Harris và ông Donald Trump thu hút nhiều chú ý, kết quả cuộc bầu cử quốc hội nói trên có thể quyết định thành công của nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo.

Nếu ông Trump thắng cử nhưng Đảng Cộng hòa mất Hạ viện, quyền hạn tổng thống và chương trình nghị sự của đảng này sẽ bị hạn chế. Trong một kịch bản khác, bà Harris thắng cử nhưng Đảng Cộng hòa lại kiểm soát Thượng viện thì chính quyền của bà cũng gặp khó.

Ngoài ra, cử tri tại 11 bang sẽ bầu thống đốc mới, người có tác động trực tiếp hơn đến cuộc sống hằng ngày của họ thông qua các chính sách quan trọng như quyền phá thai, thuế và nhập cư. Hai vùng lãnh thổ của Mỹ là Puerto Rico và American Samoa cũng bầu lãnh đạo mới. Hoàng Phương

Theo Anh Thư/NLĐO

https://nld.com.vn/bau-cu-my-vao-thoi-khac-quyet-dinh-196241104213332281.htm

  • Từ khóa

Trung Quốc cảnh báo đáp trả vụ Lithuania trục xuất nhân viên ngoại giao

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2.12 tuyên bố sẽ có những động thái đáp trả việc Lithuania trục xuất 3 nhân viên Văn phòng Đại biện lâm thời Trung Quốc tại...
15:58 - 02/12/2024
78 lượt xem

Ông Zelensky nêu 2 điều kiện để có thể đàm phán với ông Putin

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định Kyiv cần sự đảm bảo an ninh từ NATO và nhiều vũ khí hơn để tự vệ trước bất kỳ cuộc đàm phán tiềm năng nào...
15:13 - 02/12/2024
92 lượt xem

Việt Nam và Singapore tăng cường giám sát trong triển khai các hiệp định về lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, sáng 2/12, sau lễ đón chính thức tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ...
15:12 - 02/12/2024
100 lượt xem

Pháp mất thế, EU thua thiệt

Với việc bị chính phủ Chad hủy bỏ mọi thỏa thuận về hợp tác quân sự, Pháp lâm vào tình cảnh như vừa xảy ra ở Mali, Niger và Burkina Faso.
14:26 - 02/12/2024
104 lượt xem

Ngoại giao con thoi gấp rút dập 'lò lửa mới' Syria

Ngoại trưởng Iran đến Syria, Nga hỗ trợ chính quyền sở tại tiến hành không kích, phương Tây kêu gọi xuống thang tình hình sau khi các phiến quân đã chiếm...
10:22 - 02/12/2024
217 lượt xem