24
/
163071
Nhân loại đối mặt 'bom nổ chậm' từ bệnh cúm
nhan-loai-doi-mat-bom-no-cham-tu-benh-cum
news

Nhân loại đối mặt 'bom nổ chậm' từ bệnh cúm

Thứ 2, 22/04/2024 | 07:59:53
2,177 lượt xem

Các nhà khoa học hàng đầu thế giới cảnh báo bệnh cúm tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe toàn cầu và nhiều khả năng nhất làm bùng nổ đại dịch tiếp theo trong tương lai gần.

Giới chức y tế trên khắp thế giới vẫn đang tìm cách nắm bắt những bài học xương máu từ Covid-19 và nỗ lực xác định biện pháp tốt nhất để ngăn chặn đại dịch kế tiếp phát sinh. Hiện bệnh cúm được cho có nhiều khả năng nhất gây ra đại dịch trong tương lai gần.

Nhiều cảnh báo

Ngày 24.4 tới, tại cuộc họp báo về các vấn đề y tế trên toàn cầu ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus dự kiến sẽ đề cập những mối đe dọa chực chờ đối với sức khỏe người dân thế giới, đặc biệt là bệnh cúm. Vài ngày sau đó, tại hội nghị của Hiệp hội Châu Âu về vi sinh lâm sàng và bệnh truyền nhiễm (ESCMID) được tổ chức tại Barcelona (Tây Ban Nha), những người tham gia sẽ nghe công bố chính thức kết quả cuộc khảo sát quốc tế về nguy cơ xảy ra đại dịch kế tiếp.

Theo tờ The Guardian, 57% trong số 187 nhà khoa học hàng đầu thế giới cho rằng một chủng vi rút cúm sẽ gây ra đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm chết chóc trên phạm vi toàn cầu.

Tiến sĩ Jon Salmanton-Garcia của Đại học Cologne (Đức), người thực hiện cuộc khảo sát, cho hay kết quả xác định cúm là mối đe dọa lớn nhất đến từ cuộc nghiên cứu dài hạn cho thấy vi rút cúm không ngừng tiến hóa và đột biến. "Đến mùa đông cúm lại tái xuất. Bạn có thể gọi các đợt bùng phát là những trận dịch nhỏ. Dù ít hay nhiều, con người vẫn kiểm soát được tình hình, vì các chủng vi rút khác nhau gây ra dịch cúm vẫn chưa đủ độc lực, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiểm soát (trong tương lai)", tiến sĩ Salmanton-Garcia nhắc nhở.

Sau cúm, một nguy cơ khác được đề cập là bệnh X, loại bệnh lạ giả định nguy hiểm trong tương lai. Có đến 21% số nhà khoa học tham gia cuộc nghiên cứu đưa ra cảnh báo này. Một số nhà khoa học còn cho rằng SARS-CoV-2 (vi rút gây Covid-19) vẫn là mối đe dọa cho sức khỏe toàn cầu, với 15% số chuyên gia đồng ý SARS-CoV-2 nhiều khả năng gây ra đại dịch mới trong tương lai gần. Chỉ có 1 - 2% số người tham gia cho rằng các chủng vi rút từng gieo rắc chết chóc cho con người, như Lassa, Nipah, Ebola và Zika có thể gây ra đại dịch tiếp theo.

Nguy cơ từ H5N1

Hơn 1 tuần trước, WHO lên tiếng lo ngại về tốc độ lây lan nhanh chóng của cúm gia cầm H5N1 trên toàn thế giới. Đợt dịch đang diễn ra bắt đầu từ năm 2020 và gây tổn thất hàng chục triệu gia cầm và quét sạch hàng triệu chim chóc nơi hoang dã. Gần đây nhất, vi rút H5N1 lây sang động vật có vú, bao gồm gia súc nuôi ở 12 tiểu bang Mỹ. Wired dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đồng thời ghi nhận trường hợp đầu tiên cúm gia cầm lây từ gia súc sang người ở một nông trại tại bang Texas. AFP dẫn thông báo của WHO cho biết đã phát hiện H5N1 trong sữa của các gia súc nhiễm bệnh.

Trả lời chuyên san Nature, tiến sĩ Daniel Goldhill ở Đại học Thú y Hoàng gia Anh cảnh báo danh sách loài động vật có vú nhiễm cúm gia cầm đang gia tăng, và kéo theo đó là nguy cơ vi rút tiến hóa thành chủng đe dọa con người cũng tăng. Nhà vi rút học Ed Hutchinson của Đại học Glasgow (Scotland) cho hay việc gia súc nhiễm H5N1 là điều bất ngờ và gây sốc cho giới khoa học. "Vi rút lây lan càng nhiều thì cơ hội chúng đột biến càng cao", The Guardian dẫn phân tích của ông Hutchinson.

Cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa ghi nhận được dấu hiệu cho thấy H5N1 lây từ người sang người. Tuy nhiên, trong hàng trăm trường hợp con người nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc với động vật suốt hơn 20 năm qua, hậu quả cực kỳ đáng sợ. Nhà khoa học Jeremy Farrar của WHO cảnh báo tỷ lệ tử vong đặc biệt cao vì con người không có khả năng miễn dịch tự nhiên trước vi rút.

Tiến sĩ Salmanton-Garcia khuyến cáo thêm con người đang quên đi một số bài học giúp ngăn chặn bệnh dịch lây lan dưới thời Covid-19, chẳng hạn như quên đeo khẩu trang. "Chúng ta có thể hối tiếc vì điều đó", ông kết luận.

Một ca mắc Covid-19 suốt 613 ngày

Tờ TIME đưa tin một cụ ông 72 tuổi ở Hà Lan mắc chứng rối loạn máu và nhiễm biến thể Omicron của SARS-CoV-2 gây Covid-19 từ tháng 2.2022 cho đến khi qua đời. Suốt thời gian mắc Covid-19, cơ thể bệnh nhân phải chống chọi không ngừng nghỉ do vi rút bám trụ dai dẳng và lần lượt xuất hiện hơn 50 đột biến. Kết quả nghiên cứu của Đại học Amsterdam (Hà Lan) phát hiện một số đột biến cho phép vi rút nâng cao năng lực đột phá hệ miễn dịch người bệnh. Vào thời điểm tử vong do bệnh nền, bệnh nhân đã mắc Covid-19 tổng cộng 613 ngày, trở thành ca bệnh Covid-19 có thời gian dài nhất được ghi nhận trên thế giới.

Theo Thụy Miên/Thanh niên

https://thanhnien.vn/nhan-loai-doi-mat-bom-no-cham-tu-benh-cum-185240421224107848.htm

  • Từ khóa

Triều Tiên nhập khẩu dầu Nga bất chấp hạn chế của Liên Hiệp Quốc?

Hình ảnh vệ tinh của tổ chức Open Source Centre (OSC) có trụ sở tại Anh và Đài BBC công bố hôm 22-11 cho thấy lượng dầu nhập khẩu từ Nga của Triều Tiên...
19:57 - 22/11/2024
159 lượt xem

Trung Quốc phát hiện mỏ vàng trị giá 83 tỉ USD

Trung Quốc ngày 21-11 thông báo mới tìm thấy một mỏ vàng siêu lớn với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn tại tỉnh Hồ Nam.
14:02 - 22/11/2024
294 lượt xem

Triều Tiên cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un cho rằng bán đảo Triều Tiên chưa bao giờ phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao như hiện nay,
11:23 - 22/11/2024
356 lượt xem

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Việt Nam đã tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2025-2031 với số phiếu cao 175/183.
11:16 - 22/11/2024
374 lượt xem

Ông Putin tuyên bố dùng tên lửa đạn đạo đời mới tấn công Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định loại tên lửa đạn đạo tầm trung vừa được Moscow dùng để tấn công Ukraine 'hiện chưa có cách đối phó'.
08:31 - 22/11/2024
460 lượt xem