24
/
150201
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ, nước 'thân Nga' nhất nhì NATO, ủng hộ Ukraine?
vi-sao-tho-nhi-ky-nuoc-than-nga-nhat-nhi-nato-ung-ho-ukraine
news

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ, nước 'thân Nga' nhất nhì NATO, ủng hộ Ukraine?

Thứ 3, 11/07/2023 | 16:43:00
2,088 lượt xem

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, nước “thân Nga” nhất nhì NATO, trở thành tâm điểm tại cuộc họp NATO với việc ủng hộ Ukraine và đàm phán với Mỹ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Istabul ngày 8-7 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Istabul ngày 8-7 - Ảnh: REUTERS

Ngay trước cuộc họp thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Vilnius (Lithuania), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo một tin tức "lịch sử". 

"Tôi xin vui mừng thông báo… rằng Tổng thống Erdogan đã đồng ý gửi đơn gia nhập (NATO) của Thụy Điển lên quốc hội sớm nhất có thể, đồng thời phối hợp sâu sát với quốc hội để đảm bảo việc phê chuẩn".

Thổ Nhĩ Kỳ gặp Ukraine, đàm phán với Mỹ

Việc NATO kết nạp thêm thành viên sẽ khiến Nga không hài lòng. Matxcơva luôn xem sự mở rộng của NATO về phía đông là diễn biến nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Xét mặt này, các động thái gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ thực sự không thể khoanh tay đứng nhìn.

Tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã tiếp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Istabul. Ông Erdogan khẳng định Ukraine "xứng đáng là thành viên NATO".

Thượng nghị sĩ Nga Viktor Bondarev mô tả Thổ Nhĩ Kỳ "đâm sau lưng" Nga với việc gặp ông Zelensky, phát biểu tích cực về việc Ukraine gia nhập NATO, cũng như thả 5 chỉ huy tiểu đoàn Azov cho Ukraine.

Trong một động tác khác có thể khiến Nga "ngứa mắt", Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Mỹ.

Tối 10-7 (giờ Mỹ), Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Bộ trưởng Lloyd Austin đã thảo luận với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ về việc ủng hộ quá trình hiện đại hóa quân sự của Ankara. Từ tháng 10-2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị mua máy bay F-16 của Mỹ trong gói tài chính 20 tỉ USD.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (trái) bắt tay với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson (phải) với sự chứng kiến của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) trước thềm thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania ngày 10-7 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (trái) bắt tay với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson (phải) với sự chứng kiến của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (giữa) trước thềm thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania ngày 10-7 - Ảnh: REUTERS

Trò chơi cân bằng của Thổ Nhĩ Kỳ

Vũ khí là một trong những điểm nóng căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và NATO nhiều năm qua.

Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Việc này khiến Mỹ quyết định không bán tiêm kích F-35 cho Ankara. NATO cho rằng S-400 không tương thích với các hoạt động quân sự của tổ chức này, ngược lại còn có khả năng làm lộ thông tin nhạy cảm cho Nga.

Hồi tháng 5 năm nay, Mỹ đề xuất Thổ Nhĩ Kỳ gửi S-400 cho Ukraine, nhưng Ankara đã từ chối. "Mỹ yêu cầu chúng tôi gửi S-400 cho Ukraine, và chúng tôi nói không", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói.

Theo các nhà phân tích từ Thổ Nhĩ Kỳ, dù hầu như không dùng tới S-400, ông Erdogan vẫn rất khó từ bỏ món vũ khí mang tính biểu tượng này. Đây là một trong những hợp đồng thể hiện sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ trước Mỹ, đại diện cho ý kiến của một nhóm chính trị gia không thân Mỹ mà ông Erdogan rất cần nhằm củng cố vị thế trong nước.

Nói cách khác, một lá phiếu thuận cho Thụy Điển gia nhập NATO, một vài động tác thân thiện với Ukraine là đủ để ông Erdogan thúc đẩy kế hoạch F-16.

Ngoài ra, lá phiếu Thụy Điển cũng khiến Thổ Nhĩ Kỳ có cơ sở đem về một lợi ích khác: gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Một số ý kiến từ phương Tây cho rằng ông Erdogan vẫn tiếp tục chiến lược thực dụng, tranh thủ lợi thế ngoại giao nhờ vị thế của mình.

Hôm 10-7, ông Erdogan chơi bài ngửa khi nói việc gia nhập NATO của Thụy Điển nên được liên kết với tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ ở EU. Ông nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ đã "đợi trước cổng EU suốt 50 năm qua", và nói: "Đầu tiên, hãy nêu rõ cách Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU, sau đó hãy làm rõ cách thức dành cho Thụy Điển, cũng như khi chúng ta mở lối cho Phần Lan vậy".

Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ có thể là chi tiết khiến mối quan hệ giữa nước này với Ukraine, Nga và phương Tây càng khó đoán.

Việc ông có "đâm sau lưng" Nga hay không sẽ có cơ hội được làm rõ trong tháng 8 tới, khi ông Erdogan dự kiến đón Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo Nhật Đăng/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/vi-sao-tho-nhi-ky-nuoc-than-nga-nhat-nhi-nato-ung-ho-ukraine-20230711104109781.htm

  • Từ khóa

Ông Trump dọa áp thuế quan: Tiền tệ biến động, chứng khoán thấp thỏm, vàng giằng co

Những người ủng hộ cho rằng đề xuất thuế quan sẽ giúp tăng cường vị thế của Mỹ để đàm phán thỏa thuận thương mại có lợi hơn với các quốc gia khác.
18:59 - 27/11/2024
176 lượt xem

Tại sao vaccine đậu mùa khỉ cho trẻ em ở Cộng hòa Dân chủ Congo bị trì hoãn?

Tuần này Cộng hòa Dân chủ Congo bắt đầu tiêm vaccine đậu mùa khỉ cho người lớn ở thủ đô Kinshasa, nhưng trẻ em, nhóm dễ bị tổn thương nhất, vẫn chưa có...
17:22 - 27/11/2024
218 lượt xem

Nhóm G7 rối bời với các cuộc chiến tranh khắp thế giới khi ông Biden sắp mãn nhiệm

Tại Ý, các nhà ngoại giao hàng đầu từ Nhóm G7 đã cố gắng thể hiện sự đoàn kết về xung đột Ukraine, đồng thời tranh luận về khác biệt liên quan đến Israel...
16:00 - 27/11/2024
250 lượt xem

Anh đưa ra lệnh trừng phạt nặng nề nhất nhằm vào 'hạm đội bóng tối'

Chính phủ Anh đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 30 tàu thuộc "hạm đội bóng tối" Liên bang Nga.
14:39 - 27/11/2024
261 lượt xem

Hướng đến chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu

Nhựa là loại vật liệu linh hoạt và được sử dụng rộng rãi, cho nên không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên,...
08:03 - 27/11/2024
448 lượt xem