BGTV – Hãy cùng khám phá những nét văn hóa thú vị của các nước châu Á qua những món ăn may mắn ngày Tết.
Yu sheng (Singapore)
Yu sheng được coi là biểu tượng cho sự phát tài, phát lộc.
Bạn sẽ không thực sự ăn Tết ở Singapore nếu không thưởng thức Yu sheng- món khai vị được coi là biểu tượng cho sự phát tài, phát lộc. Yu sheng là sự tổng hòa của các loại trái cây, rau củ… và những lát cá được xắt mỏng, rưới đẫm phần nước xốt đặc biệt, đậm đà lên trên.
Thành viên trong gia đình sẽ dùng đũa trộn với nhau, tung cao bảy lần rồi đồng thanh hô to “Lo hei” để cầu may mắn
Theo phong tục, tất cả thành viên trong gia đình sẽ dùng đũa trộn với nhau, tung cao bảy lần rồi đồng thanh hô to “Lo hei” để cầu may mắn trong dịp đầu năm mới. Người ta tin rằng tung càng cao thì càng đón được nhiều phước lộc và đẩy đi xui xẻo.
Lạp (Lào)
Người Lào thường thưởng thức món Lạp để cầu mong may mắn
Người Lào thường đón năm mới khá muộn thường vào khoảng giữa tháng 4 Dương lịch hàng năm. Vào ngày Tết cổ truyền, họ thường thưởng thức món Lạp để mong cầu may mắn và phúc lộc dồi dào trong năm mới.
Lạp được chế biến khá đơn giản và ăn kèm cùng xôi nếp
Món Lạp được chế biến khá đơn giản gồm thịt gà, thịt bò, thịt lợn… băm nhỏ rồi trộn với nhiều loại rau thơm, gừng, tiêu, ớt….Món Lạp thường được dùng để ăn cùng với xôi nếp tạo nên hương vị hấp dẫn, khó quên.
Tikoy (Philippines)
Người Philippines tin rằng ăn Tikoy sẽ giúp các thành viên luôn gắn bó bên nhau
Người dân Philippines thường ăn Tikoy vào ngày Tết. Đây là món bánh truyền thống được làm từ gạo nếp, mỡ heo, đường… Người Philippines tin rằng ăn Tikoy sẽ giúp các thành viên trong gia đình luôn gắn bó bên nhau.
Tteokguk (Hàn Quốc)
Người Hàn ăn canh Tteokguk vào năm mới để mừng bản thân thêm một tuổi.
Canh bánh gạo Tteokguk là một món ăn truyền thống trong Tết của Hàn Quốc. Người Hàn ăn canh Tteokguk vào năm mới để mừng bản thân thêm một tuổi. Tteokguk được làm từ bột gạo, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa…
Hình bầu dục của các miếng bánh thái lát tượng trưng cho tiền xu, mang ý nghĩa phát lộc và thịnh vượng.
Theo đó, màu trắng của bánh tteok tượng trưng cho sự tinh khiết và sạch sẽ cũng là khởi đầu tốt đẹp cho năm mới. Hình dáng thuôn dài của bánh là biểu tượng cho công việc thuận lợi, làm ăn phát đạt. Bên cạnh đó, hình bầu dục của các miếng bánh thái lát tượng trưng cho tiền xu, mang ý nghĩa phát lộc và thịnh vượng.
Sủi cảo (Trung Quốc)
Người Trung Quốc quan niệm sủi cảo là món ăn mang lại tài lộc cho năm mới
Sủi cảo là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Trung Quốc. Có hình dạng giống nén bạc nên sủi cảo được coi là món ăn mang lại tài lộc cho năm mới. Đêm 30 Tết, các thành viên trong gia đình sẽ băm thịt, rau và gói sủi cảo trong bầu không khí ấm áp.
Osechi Ryori (Nhật Bản)
Trong ngày Tết người Nhật cùng nhau thưởng thức Osechi Ryori
Khác với một số quốc gia châu Á, người Nhật ăn mừng năm mới trùng với dịp Tết Dương lịch. Trong ngày này, họ sẽ cùng nhau thưởng thức Osechi Ryori.
Osechi Ryori được đựng trong hộp sơn mài Jubatro có nghĩa là hạnh phúc
Osechi Ryori gồm nhiều món ăn nhỏ như trứng, cá mòi, tôm đậu đen… được chế biến tỉ mỉ, bài trí cầu trì trong hộp sơn mài có tên gọi là Jubatro (có nghĩa là hạnh phúc).
An Yên