24
/
119368
Khi Sydney bắt đầu sống chung với Covid-19: Lựa chọn trong hy vọng
khi-sydney-bat-dau-song-chung-voi-covid-19-lua-chon-trong-hy-vong
news

Khi Sydney bắt đầu sống chung với Covid-19: Lựa chọn trong hy vọng

Thứ 7, 06/11/2021 | 10:12:49
1,685 lượt xem

Melanie McTighe và người cha 92 tuổi cùng sống ở Sydney - thành phố lớn nhất nước Úc, nhưng không thể gặp nhau trong gần 4 tháng.

Người dân vui hưởng mở cửa.

Sự chia cách đã không còn vào ngày 11/10 khi bang New South Wales (NSW) mở cửa sau đợt giãn cách nghiêm ngặt từ tháng 6. “Dù vẫn lo lắng Covid-19 lây lan trở lại thành phố 5,3 triệu dân nhưng tôi hy vọng mọi người đã nhận thức hơn về tác hại của nó”, McTighe nói. 

Không còn chọn lựa nào khác

Hơn 18 tháng qua, nước Úc đóng cửa biên giới và áp dụng các biện pháp lockdown nghiêm ngặt để dập dịch Covid-19 trong chiến lược “Zero Covid” được nhiều quốc gia châu Á áp dụng. Nhưng sau một thời gian cân nhắc giữa “được - mất” của lockdown dai dẳng và “mở cửa có kiểm soát”, Chính phủ Úc quyết định từng bước một chui ra khỏi cái gọi là “hang động an toàn” và cố gắng “sống chung với Covid”. Nhiều nước châu Á cũng có quyết định tương tự, dù mức độ khác nhau ở từng vùng xanh, đỏ.

Người dân Sydney đã được tiêm phòng đầy đủ (hơn 70% dân số trưởng thành của thành phố), có thể đến ăn uống tại các nhà hàng, quán bar và phòng tập thể dục. McTighe và những người như cô đã có thể đến thăm cha mẹ tại các cơ sở chăm sóc người già sau nhiều tháng xa cách.

Lý do chính biện minh cho quyết định bãi bỏ lockdown là tỉ lệ tiêm chủng cao, số ca nhiễm trở nặng sẽ không nhiều như lúc chưa có vắc-xin và người dân đã ý thức hơn về việc tự bảo vệ mình sau trải nghiệm không vui “làm tù nhân trong nhà mình”. Ngoài ra, phác đồ điều trị từ lúc bệnh còn nhẹ cũng được cải thiện với các loại thuốc kháng virus mới.

Nhưng sự tự do khó kiếm được sẽ phải trả giá. Dự báo bằng biểu đồ và mô hình cho thấy Sydney sẽ có thêm hàng nghìn ca nhiễm mới và có thêm những cái chết sau ngày mở cửa. Mô hình của Viện Doherty dự đoán số ca nhiễm có thể tăng lên 385 nghìn và 1.457 tử vong trong sáu tháng tới, nhiều hơn tổng số trong toàn bộ đại dịch.

Câu hỏi lớn nhất được quan tâm là “Số ca trở nặng phải vào viện có quá sức chịu đựng của hệ thống bệnh viện? và người dân Sydney có học được bài học lockdown để cùng nhau bảo vệ cuộc sống tự do, tức sống chung với Covid-19”.

Nếu số ca nhiễm tăng, nhưng số nhập viện chấp nhận được và số tử vong ít, phép thử “sống chung với Covid-19” coi như thành công. Vì vậy, những gì xảy ra sau khi dỡ lockdown tại thành phố Sydney nói riêng và nước Úc nói chung sẽ là chỉ dẫn rất quan trọng cho các quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương noi theo.

Họ sẽ theo dõi chặt chẽ xem liệu Sydney có thành công trong việc tái lập các hoạt động kinh doanh và trả lại cuộc sống bình thường cho người dân mà vẫn giữ được số ca bệnh trở nặng và số tử vong dưới khả năng của hệ thống y tế.

Những cảnh báo

Melanie McTighe và cha.

Dự kiến đến cuối năm nay, toàn bộ nước Úc sẽ mở cửa. Theo một số nghiên cúu, tiêm chủng đủ liều phải đạt hơn 90% mới tạo ra miễn dịch cộng đồng, thậm chí phải tiêm thêm mũi thứ 3 “tăng cường” cho những người có hệ miễn dịch yếu.

Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo “Mở cửa sẽ có những nguy cơ tiềm ẩn cho một số thành phần dân chúng!”. Nhưng nước Úc không thể đóng cửa mãi cho đến hết ca nhiễm rồi lại đóng nữa khi nhiễm lại và cứ như thế trong “vòng tròn vô tận” của chiến lược “Zero Covid”, vốn không còn hiệu nghiệm với biến chủng Delta.

Kế hoạch mở cửa trở lại của Úc dựa trên tổng tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của người lớn ở từng bang và phần lãnh thổ. Nhưng ngay cả ở một số vùng ngoại ô Sydney, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vẫn chỉ dưới 30%. Người bản địa tiêm chủng ít hơn các cộng đồng khác. Đến ngày 6/10, chưa đến 50% người bản địa từ 15 tuổi trở lên ở ven biển miền trung NSW nhận được hai liều vắc-xin.

Trong khi số người bản địa mắc bệnh mãn tính nhiều hơn các cộng đồng khác, tức nguy cơ bệnh trở nặng cao hơn. Còn người từ 16 đến 29 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ, ở NSW, chỉ đạt 58%. Con số thấp nhất so với bất kỳ nhóm tuổi nào, chỉ cao hơn nhóm tuổi từ 12 - 15 mới được tiếp cận với vắc-xin gần đây.

Bà Mary-Louise McLaws, Giáo sư dịch tễ bệnh truyền nhiễm tại Đại học New South Wales (UNSW) nhận định: “Giới trẻ sẽ tận dụng các quyền tự do khi mở cửa trở lại, vì vậy cần sớm tiêm chủng đầy đủ cho họ. Nếu bỏ qua họ có thể châm ngòi cho một đám cháy rừng mà nạn nhân là những người dễ bị tổn thương và dân bản địa”.

Bất chấp 18 tháng lockdown, hệ thống bệnh viện của NSW vẫn chưa đủ khả năng đối phó nếu tăng số ca nhập viện do mở cửa. Tháng trước, Hiệp hội Y tá và Hộ sinh NSW đã cảnh báo chính quyền bang nên bổ sung thêm cả trang thiết bị lẫn nhân sự.

Đầu tháng 10, sau khi tân thủ hiến NSW công bố kế hoạch mở cửa lại nhanh hơn, ông Omar Khorshid - Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Úc, khuyến cáo “không nên liều lĩnh”. Tuyên bố của ông nhấn mạnh: “Mở cửa quá nhanh hoặc quá sớm sẽ dẫn đến những cái chết có thể tránh được và sẽ khiến lockdown trở lại. Điều không ai muốn”.

Thủ tướng Úc Scott Morrison tin rằng “18 tháng là đủ để chuẩn bị cho mở cửa và kế hoạch đã được thực hiện tốt”. Đồng thời, ông kêu gọi “người Úc vui hưởng tự do nên có trách nhiệm hơn để giảm áp lực cho hệ thống y tế. Cách tốt nhất bạn có thể làm để hỗ trợ đội ngũ bệnh viện là… tiêm phòng sớm!”.

Nhưng không chỉ có Úc chuyển sang sống chung với virus dựa vào tỷ lệ tiêm chủng cao mà Chính phủ Singapore (một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới với 83% dân số được tiêm 2 mũi) cũng tuyên bố sẽ tập trung vào chiến lược mới, giảm số ca Covid-19 trở nặng phải nhập viện và giảm số tử vong.

Nhưng ngay sau khi nới lỏng, Singapore chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 tăng lên mức cao nhất kể từ đầu đại dịch. Vì vậy, đến đầu tháng 10, đảo quốc này phải quay trở lại một số hạn chế để giảm áp lực cho hệ thống y tế. Số người được phép tụ tập giảm từ 5 xuống còn 2, làm việc tại nhà được khuyến khích, tạm dừng học tại lớp và quay lại học trực tuyến đối với học sinh từ 12 tuổi trở xuống.

Chính phủ Úc không loại trừ số ca bệnh sẽ tăng dù người dân có tuân thủ các lời khuyên, gồm cả đeo khẩu trang đồng thời chuẩn bị tậm lý để người dân chấp nhận “cái giá phải trả” cho trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng cũng giống Singapore, Úc không loại trừ khả năng quay trở lại lockdown nếu số ca nhập viện và tử vong tăng quá sức chịu đựng.

Theo Hồng Hải/ GD & TĐ

https://giaoducthoidai.vn/the-gioi/khi-sydney-bat-dau-song-chung-voi-covid-19-lua-chon-trong-hy-vong-vmnvDbFng.html


  • Từ khóa

Giới trí thức Hàn Quốc quá thất vọng, yêu cầu tổng thống từ chức

Tính đến ngày 22-11, hơn 3.000 giáo sư và nhà nghiên cứu từ 55 trường đại học tại Hàn Quốc đã đồng loạt chỉ trích và kêu gọi Tổng thống Yoon Suk Yeol từ...
12:12 - 24/11/2024
18 lượt xem

Pháp để ngỏ chuyện đưa quân đến Ukraine, Nga cảnh báo Pháp, Anh

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noël Barrot khẳng định Paris không đặt ra bất kỳ “lằn ranh đỏ” nào liên quan đến việc hỗ trợ Ukraine.
08:29 - 24/11/2024
119 lượt xem

Nga tuyên bố tiếp tục tấn công bằng tên lửa Oreshnik

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ tiến hành nhiều cuộc tấn công nữa bằng tên lửa siêu thanh mới “không thể đánh chặn” mang tên Oreshnik.
20:41 - 23/11/2024
406 lượt xem

Tổng thống đắc cử Donald Trump không thắng đậm như từng tuyên bố

Kết quả kiểm phiếu mới nhất cho thấy Tổng thống đắc cử Donald Trump chỉ giành được số phiếu phổ thông với tỷ lệ chênh lệch nhỏ nhất kể từ thế kỷ 19, chứ...
16:53 - 23/11/2024
511 lượt xem

Ông Trump chọn nhà đầu tư nổi tiếng Scott Bressent làm bộ trưởng tài chính

Sau nhiều ngày cân nhắc, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump quyết định chọn nhà đầu tư Scott Bressent là bộ trưởng tài chính trong chính quyền mới.
09:09 - 23/11/2024
656 lượt xem