24
/
108655
Truyền thông Trung Quốc lại vu vạ và kích động gây rối ở Biển Đông
truyen-thong-trung-quoc-lai-vu-va-va-kich-dong-gay-roi-o-bien-dong
news

Truyền thông Trung Quốc lại vu vạ và kích động gây rối ở Biển Đông

Thứ 5, 29/04/2021 | 08:25:03
929 lượt xem

Không chỉ vu cáo Việt Nam tổ chức tàu dân binh gây rối, một tạp chí liên quan hải quân Trung Quốc còn kích động Bắc Kinh “mạnh tay xử lý” tàu Việt Nam ở Biển Đông.

Tàu dân binh Trung Quốc thường xuyên hiện diện, gây rối ở quần đảo Trường Sa /// MAI THANH HẢI

Tàu dân binh Trung Quốc thường xuyên hiện diện, gây rối ở quần đảo Trường Sa

Mới đây, tờ South China Morning Post đã dẫn trích lại bài viết được đăng tải trên tạp chí Naval and Merchant Ships số mới nhất, bàn về hoạt động của tàu Việt Nam ở Biển Đông. Đây là tạp chí được phát hành bởi Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc - một đơn vị chuyên đóng tàu chiến cho hải quân nước này.

Đổi trắng thay đen

Cụ thể, bài viết trên đã vu vạ rằng: “Lực lượng dân quân biển của Việt Nam hoạt động ở vùng biển gần đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã đe dọa lực lượng thực thi pháp luật hàng hải và an ninh quốc phòng của Trung Quốc”. Tạp chí này còn vu cáo lực lượng dân quân biển Việt Nam đã tiến hành do thám các cơ sở quân sự và tàu của Trung Quốc, và đôi khi cố tình đụng độ với các tàu hải cảnh của Trung Quốc.

Trong khi đó, ngược lại chính lực lượng tàu dân binh của Trung Quốc đã góp phần vào hàng loạt hành động gây rối ở Biển Đông khiến cộng đồng quốc tế phải quan ngại, dù Tòa trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016 đã đưa ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền mà Bắc Kinh đưa ra đối với Biển Đông. Gần đây, các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Úc… liên tục lên án các hành vi gây rối của Trung Quốc tại Biển Đông. Điển hình, từ tháng 3 - 4 vừa qua, hàng trăm tàu dân binh của Trung Quốc đã gây nhiều quan ngại khi hoạt động thường xuyên gần bãi Ba Đầu ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Thêm vào đó, tàu cá Việt Nam hầu hết là tàu gỗ, thì làm sao có thể gây rối bằng cách đâm đụng với tàu hải cảnh Trung Quốc, vốn đều là tàu sắt có kích thước tương đương tàu chiến và được trang bị vũ khí hỏa lực mạnh, thậm chí mang theo cả máy bay trực thăng chiến đấu đa nhiệm. Chính vì thế, những cáo buộc của tạp chí Naval and Merchant Ships đã bóp méo sự thật.

Đây không phải lần đầu tiên truyền thông, giới nghiên cứu Trung Quốc đưa ra các cáo buộc vô căn cứ đối với hoạt động của tàu Việt Nam. Điển hình, đầu năm 2020, Sáng kiến minh bạch chiến lược Biển Đông thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc (SCSPI) đã dựa trên một nhóm dữ liệu được cho là tín hiệu định danh và định vị của các tàu (AIS) để tố cáo tàu cá của Việt Nam đã đánh bắt cá bất hợp pháp hoặc do thám gần căn cứ hải quân chiến lược Du Lâm của Trung Quốc với số lượng lớn.

Cáo buộc này bị đánh giá là “ngô nghê”, vì tàu cá Việt Nam không “ngu ngốc” đến mức “vừa đi làm chuyện xấu”, vừa bật định vị để tự tố cáo. Thêm vào đó, căn cứ Du Lâm là nơi Trung Quốc đồn trú lực lượng tàu chiến hùng hậu, nhưng lại bị “đe dọa” bởi… tàu cá Việt Nam.

Kích động, đe dọa

Chưa dừng lại ở đó, bài viết trên tạp chí Naval and Merchant Ships còn đề xuất chính quyền Trung Quốc tăng cường “thực thi pháp luật” đối với tàu cá Việt Nam và tăng cường lực lượng hải cảnh để thực hiện điều này.

Đây là đề xuất mang tính đe dọa. Bởi luật hải cảnh mới của Trung Quốc cho phép lực lượng này sử dụng vũ khí nhằm vào tàu nước ngoài ở các vùng biển mà Bắc Kinh đưa ra tuyên bố chủ quyền. Như thế, Trung Quốc tự trao quyền cho lực lượng hải cảnh nước này tấn công tàu các nước ở Biển Đông - nơi Bắc Kinh đã bị bác bỏ về tuyên bố chủ quyền.

Hồi tháng 12.2020, tạp chí Naval and Merchant Ships cũng từng có bài viết kêu gọi Trung Quốc củng cố các cơ sở quân sự ở một số thực thể mà nước này đang chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa, nhằm thiết lập một mạng lưới tiền đồn quân sự phục vụ mưu đồ kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Philippines phản pháo Trung Quốc

Bộ Quốc phòng Philippines hôm qua tuyên bố Trung Quốc “không có quyền hay cơ sở pháp lý để ngăn cản chúng tôi tiến hành cuộc diễn tập ở Biển Đông vì tuyên bố của họ không có cơ sở”, theo Reuters. Trước đó, vào ngày 24.4, lực lượng tuần duyên Philippines và Cục Ngư nghiệp tiến hành cuộc diễn tập hàng hải trong cái gọi là Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở Biển Đông. Đến ngày 26.4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân lên giọng tuyên bố Philippines phải dừng các cuộc tuần tra và diễn tập trên. 

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/the-gioi/truyen-thong-trung-quoc-lai-vu-va-va-kich-dong-gay-roi-o-bien-dong-1375678.html

  • Từ khóa

Seoul đang hứng tuyết dày ngày thứ 2, gần gấp đôi "kỷ lục thế kỷ" hôm trước

Hàn Quốc đang vật lộn với ngày tuyết rơi dày thứ 2 với ít nhất 4 người đã thiệt mạng, có nơi ở Seoul lớp tuyết lên tới 40 cm.
16:22 - 28/11/2024
329 lượt xem

Thái Lan 'hành động quyết liệt' để bảo vệ đạo Phật

Chính phủ Thái Lan khẳng định sẽ hành động quyết liệt hơn để bảo vệ Phật giáo trước hàng loạt tệ nạn như ma túy, cờ bạc, trục lợi tiền cúng dường, truyền...
15:22 - 28/11/2024
350 lượt xem

Ông Medvedev nêu điều kiện dẫn đến việc tấn công các căn cứ NATO

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng Nga có thể tấn công các căn cứ NATO trong trường hợp leo thang.
13:54 - 28/11/2024
383 lượt xem

Bolivia - Trung Quốc ký thỏa thuận xây nhà máy lithium carbonat

Bolivia ngày 26.11 cho biết họ đã ký một thỏa thuận trị giá 1 tỉ USD với CBC của Trung Quốc, một công ty con của gã khổng lồ sản xuất pin CATL, để xây...
12:10 - 28/11/2024
441 lượt xem

Đông Nam Á thúc đẩy sản xuất nội địa

Việc cấm bán iPhone 16 khiến Indonesia trở thành hình mẫu khu vực trong việc bảo vệ quyền lợi cho các ngành sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh...
09:50 - 28/11/2024
499 lượt xem