24
/
106199
Tại sao Mỹ lo ngại đảo Guam bị Trung Quốc 'đánh úp'?
tai-sao-my-lo-ngai-dao-guam-bi-trung-quoc-danh-up
news

Tại sao Mỹ lo ngại đảo Guam bị Trung Quốc 'đánh úp'?

Thứ 5, 11/03/2021 | 07:01:17
910 lượt xem

Trong các mối đe dọa từ Trung Quốc, đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, đã đặt ra lo ngại về việc đảo Guam bị “đánh úp”. Tại sao như vậy?

Oanh tạc cơ B-1 Lancer ở căn cứ Andersen (đảo Guam)

Theo CNN, đô đốc Philip Davidson vừa có cuộc điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ ngày 9.3. Tại cuộc điều trần, ông đã nêu ra nhiều mối đe dọa nghiêm trọng từ Trung Quốc nhằm vào Mỹ. Trong đó, nổi bật là nguy cơ đảo Guam có thể bị Trung Quốc

Bắc Kinh có thể dùng hỏa lực gì để tấn công ?

CNN dẫn lời đô đốc Davidson cho biết Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự và tàu ngầm quanh đảo Guam.

Bên cạnh đó, ông cũng trích dẫn việc không quân Trung Quốc tung ra một đoạn video có nội dung mô phỏng oanh tạc cơ H-6K của nước này khai hỏa tấn công căn cứ quân sự Andersen của Mỹ ở đảo Guam. Đoạn video này được cắt ghép thêm hình ảnh từ phim của Hollywood, nhưng được đánh giá như một thông điệp đe dọa.

Thực tế, Trung Quốc gần đây thường xuyên quảng bá việc sở hữu các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và liên lục địa. Cụ thể, truyền thông Trung Quốc còn gọi tên lửa đạn đạo Đông Phong 26 (DF-26) là “tên lửa diệt Guam” vì có tầm bắn 4.000 km, đủ sức từ Trung Quốc đại lục bắn đến đảo Guam.

Cuối tháng 8, Trung Quốc đã bắn thử 2 tên lửa Đông Phong 21 (DF-21) và DF-26 tới Biển Đông. Đô đốc Davidson nhận định: “Trung Quốc đã phối hợp phóng tên lửa DF-21D ra Biển Đông trong cuộc tập trận. Thường được gọi là “sát thủ diệt tàu sân bay”, những tên lửa đạn đạo này có khả năng tấn công các tàu sân bay Mỹ ở tây Thái Bình Dương.

Không những vậy, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm việc khai hỏa tên lửa DF-21 từ máy bay ném bom H-6K. Đây là dòng máy bay chiến đấu xuất hiện trong video được đề cập ở trên.

Về “bệ phóng”, Bắc Kinh những năm qua đã xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Trong số các hạ tầng này, có cả nhà chứa máy bay, đường băng đủ sức đáp ứng cho máy bay thuộc dòng oanh tạc cơ H-6 hoạt động.

Chính vì thế, từ Trường Sa, máy bay H-6K có thể dễ dàng cất rồi tiếp cận phóng tên lửa DF-21 đến đảo Guam. Như thế, đảo Guam có thể nằm trong tầm tấn công của tên lửa Trung Quốc được bắn từ đất liền lẫn máy bay.

Tại sao là đảo Guam ?

Về mặt quân sự, đảo Guam đang có vai trò quan trọng về bố trí hải quân và không quân của Mỹ ở Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, là một phần trong mạng lưới hỏa lực không quân để Washington có thể răn đe Bắc Kinh.

Cụ thể, năm 2020, Mỹ đã điều động nhiều oanh tạc cơ chiến lược đến các căn cứ ở Ấn Độ Dương, Nhật Bản và đảo Guam. Trong đó, oanh tạc cơ siêu thanh B-1 Lancer của Mỹ từ vài tháng qua đã hiện diện tại căn cứ ở Nhật Bản và căn cứ Andersen (đảo Guam).

Từ căn cứ Anderson, B-1 Lancer tiến hành một số hoạt động tại Biển Đông gần đây. Tất nhiên, với tầm chiến đấu hơn 5.500 km thì B-1 dù xuất phát từ Nhật Bản hay Guam thì đều dễ dàng tiếp cận Biển Đông. Oanh tạc cơ chiến lược tàng hình B-2 Spirit cũng từng được Mỹ điều động đến căn cứ Andersen.

Lược đồ mạng lưới hỏa lực không quân của Mỹ ở khu vực

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đồn trú nhiều loại oanh tạc cơ chiến lược như B-52, B-1 Lancer và cả B-2 Spirit ở căn cứ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Khi kết hợp các căn cứ tại Nhật Bản, căn cứ Andersen và căn cứ Diego Garcia thì oanh tạc cơ và máy bay chiến đấu Mỹ có thể tạo thành 3 mũi giáp công nhằm vào Trung Quốc.

Chính vì thế, nếu đảo Guam bị tấn công thì sẽ bị khuyết vị trí quan trọng trong mạng lưới hỏa lực của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Và giải pháp phòng ngừa rủi ro này chính là mạng lưới tên lửa phòng thủ.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/the-gioi/tai-sao-my-lo-ngai-dao-guam-bi-trung-quoc-danh-up-1352304.html

  • Từ khóa

Seoul đang hứng tuyết dày ngày thứ 2, gần gấp đôi "kỷ lục thế kỷ" hôm trước

Hàn Quốc đang vật lộn với ngày tuyết rơi dày thứ 2 với ít nhất 4 người đã thiệt mạng, có nơi ở Seoul lớp tuyết lên tới 40 cm.
16:22 - 28/11/2024
128 lượt xem

Thái Lan 'hành động quyết liệt' để bảo vệ đạo Phật

Chính phủ Thái Lan khẳng định sẽ hành động quyết liệt hơn để bảo vệ Phật giáo trước hàng loạt tệ nạn như ma túy, cờ bạc, trục lợi tiền cúng dường, truyền...
15:22 - 28/11/2024
154 lượt xem

Ông Medvedev nêu điều kiện dẫn đến việc tấn công các căn cứ NATO

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng Nga có thể tấn công các căn cứ NATO trong trường hợp leo thang.
13:54 - 28/11/2024
173 lượt xem

Bolivia - Trung Quốc ký thỏa thuận xây nhà máy lithium carbonat

Bolivia ngày 26.11 cho biết họ đã ký một thỏa thuận trị giá 1 tỉ USD với CBC của Trung Quốc, một công ty con của gã khổng lồ sản xuất pin CATL, để xây...
12:10 - 28/11/2024
231 lượt xem

Đông Nam Á thúc đẩy sản xuất nội địa

Việc cấm bán iPhone 16 khiến Indonesia trở thành hình mẫu khu vực trong việc bảo vệ quyền lợi cho các ngành sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh...
09:50 - 28/11/2024
288 lượt xem