24
/
101951
Cuộc bỏ phiếu định đoạt tương lai chính trị của ông Trump
cuoc-bo-phieu-dinh-doat-tuong-lai-chinh-tri-cua-ong-trump
news

Cuộc bỏ phiếu định đoạt tương lai chính trị của ông Trump

Thứ 2, 14/12/2020 | 14:40:25
574 lượt xem

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố sẽ chỉ rời Nhà Trắng nếu đại cử tri bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Ông đang đứng trước thời khắc quan trọng đó.

Cuộc bỏ phiếu định đoạt tương lai chính trị của ông Trump - 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden (Ảnh: Getty)

538 lá phiếu quyết định tổng thống Mỹ tiếp theo

Hôm nay 14/12, toàn bộ 538 đại cử tri của 50 bang và thủ đô Washington của Mỹ sẽ họp mặt tại nghị viện của từng bang và chính thức bỏ phiếu bầu ra tổng thống mới.

Thông thường trước đây, cuộc bỏ phiếu chỉ là quy trình mang tính hình thức, hầu như không được để ý. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu năm nay lại đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi ứng viên đảng Cộng hòa, Tổng thống Donald Trump, đến nay vẫn chưa công nhận chiến thắng của đối thủ ở đảng Dân chủ Joe Biden, tuyên bố theo đuổi đến cùng các vụ kiện gian lận bầu cử.

Đại cử tri là những người do các chính đảng ở mỗi bang chọn ra trước cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11. Đảng nào có ứng viên chiến thắng phiếu phổ thông sẽ được phép chọn đại cử tri đại diện cho bang mình để trực tiếp bỏ phiếu bầu tổng thống.

Theo cơ chế bầu cử ở Mỹ, cử tri không trực tiếp bầu tổng thống mà họ bỏ phiếu chọn ra đại cử tri - những người cam kết sẽ bầu tổng thống theo ý nguyện của cử tri. Hay nói cách khác, 538 đại cử tri sẽ thay mặt cho 318 triệu cử tri Mỹ để chọn ra tổng thống tiếp theo. Về cơ bản, đại cử tri ở bang nào sẽ bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống chiến thắng trong bầu cử phổ thông ở bang đó, nghĩa là ứng viên thắng phiếu phổ thông ở bang nào sẽ giành được toàn bộ lá phiếu đại cử tri ở bang đó (cơ chế được "ăn" cả).

Đại cử tri có thể thay đổi lá phiếu?

Cuộc bỏ phiếu định đoạt tương lai chính trị của ông Trump - 2

Đại cử tri mỗi bang của Mỹ là người trực tiếp bỏ phiếu bầu ra tổng thống dựa trên ý nguyện cử cử tri. (Ảnh minh họa: Getty)

Tại 32 bang và thủ đô Washington DC, luật bầu cử yêu cầu đại cử tri của bang phải bỏ phiếu cho ứng viên chiến thắng trong bầu cử phổ thông. Tòa án Tối cao đã ủng hộ quy định này bằng việc cho phép các bang này trừng phạt đại cử tri "bất trung".

Tuy nhiên, không có điều khoản nào trong Hiến pháp Mỹ cấm đại cử tri "bất trung" quay sang bỏ phiếu cho một ứng viên khác và số đại cử tri bất trung rất hiếm hoi cũng như chưa từng làm thay đổi kết quả bầu cử.

Theo thống kê của FairVote, kể từ năm 1948 đến nay, chỉ có 16 đại cử tri bất trung, trong đó riêng năm 2016 có tới 7 đại cử tri bất trung. Năm 2016, trong số 7 đại cử tri bất trung, thì 2 người "quay lưng" với ông Trump, 5 người "quay lưng" với ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Thách thức kết quả bỏ phiếu đại cử tri

Cuộc bỏ phiếu định đoạt tương lai chính trị của ông Trump - 3

Quốc hội Mỹ sẽ mở thư đảm bảo và kiểm đếm phiếu đại cử tri vào ngày 6/1/2021. (Ảnh minh họa: AFP)

Sau khi hoàn tất bỏ phiếu, các đại cử tri sẽ ký vào giấy chứng nhận bỏ phiếu. Chứng nhận này cùng với một số giấy tờ khác sẽ được gửi bằng thư bảo đảm cho các quan chức khác nhau, trong đó có chủ tịch Thượng viện (hiện là Phó tổng thống Mike Pence). Muộn nhất là ngày 23/12, các giấy tờ này phải được chuyển đến tay người cần nhận. Đến ngày 6/1, Hạ viện và Thượng viện sẽ họp để kiểm phiếu đại cử tri. Ứng viên nào giành được tối thiểu 270 phiếu sẽ được xác nhận là tổng thống đắc cử.

Nếu ít nhất một thành viên của quốc hội gửi khiếu nại bằng văn bản về phiếu bầu đại cử tri, Hạ viện và Thượng viện sẽ họp độc lập để quyết định phản đối hay ủng hộ khiếu nại. Chỉ khi lưỡng viện cùng tán thành, kết quả bầu cử mới bị vô hiệu hóa. Tuy vậy, kể từ thế kỷ 19 đến nay, quốc hội Mỹ chưa từng hủy bỏ kết quả bỏ phiếu đại cử tri.

Nguồn tin của New York Times cho hay, một số đồng minh của ông Trump ở Hạ viện, dẫn đầu là nghị sĩ Mo Brooks, đang lên kế hoạch để thách thức kết quả bỏ phiếu đại cử tri tại quốc hội vào ngày 6/1 tới.

Theo hiến pháp Mỹ cũng như Đạo luật về kiểm phiếu đại cử tri ra đời năm 1887, thách thức kết quả bỏ phiếu đại cử tri đoàn cần được đệ trình dưới dạng văn bản, có chữ ký của một thành viên Hạ viện và một thành viên Thượng viện. Hiện chưa có Thượng nghị sĩ Cộng hòa nào công khai tuyên bố sẽ ủng hộ kế hoạch của ông Brooks mặc dù nhiều đồng minh đáng tin cậy của ông Trump, trong đó có Thượng nghị sĩ Wisconsin Ron Johnson và Thượng nghị sĩ Kentucky Rand Paul, phát tín hiệu họ sẵn sàng tham gia vào nỗ lực đó.

Như vậy, nói cách khác, cuộc bỏ phiếu đại cử tri có thể coi là khâu quyết định ai sẽ là tổng thống tiếp theo của Mỹ. Bản thân Tổng thống Trump từng tuyên bố ông chỉ rời Nhà Trắng nếu đại cử tri đoàn bỏ phiếu cho ông Biden, đồng thời cảnh báo, việc đại cử tri bỏ phiếu cho ông Biden là một "sai lầm". Ông Trump đã khen ngợi kế hoạch của nghị sĩ Brooks nhằm thách thức kết quả bầu cử ở quốc hội, song ông chưa cho thấy ý định sẽ tham gia vào kế hoạch đó như ông từng làm với vụ kiện của bang Texas nhằm vô hiệu hóa kết quả ở 4 bang chiến trường.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/the-gioi/cuoc-bo-phieu-dinh-doat-tuong-lai-chinh-tri-cua-ong-trump-20201214133952224.htm#dt_source=Home&dt_campaign=Cover&dt_medium=1

  • Từ khóa

Ông Trump dọa áp thuế quan: Tiền tệ biến động, chứng khoán thấp thỏm, vàng giằng co

Những người ủng hộ cho rằng đề xuất thuế quan sẽ giúp tăng cường vị thế của Mỹ để đàm phán thỏa thuận thương mại có lợi hơn với các quốc gia khác.
18:59 - 27/11/2024
201 lượt xem

Tại sao vaccine đậu mùa khỉ cho trẻ em ở Cộng hòa Dân chủ Congo bị trì hoãn?

Tuần này Cộng hòa Dân chủ Congo bắt đầu tiêm vaccine đậu mùa khỉ cho người lớn ở thủ đô Kinshasa, nhưng trẻ em, nhóm dễ bị tổn thương nhất, vẫn chưa có...
17:22 - 27/11/2024
243 lượt xem

Nhóm G7 rối bời với các cuộc chiến tranh khắp thế giới khi ông Biden sắp mãn nhiệm

Tại Ý, các nhà ngoại giao hàng đầu từ Nhóm G7 đã cố gắng thể hiện sự đoàn kết về xung đột Ukraine, đồng thời tranh luận về khác biệt liên quan đến Israel...
16:00 - 27/11/2024
266 lượt xem

Anh đưa ra lệnh trừng phạt nặng nề nhất nhằm vào 'hạm đội bóng tối'

Chính phủ Anh đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 30 tàu thuộc "hạm đội bóng tối" Liên bang Nga.
14:39 - 27/11/2024
284 lượt xem

Hướng đến chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu

Nhựa là loại vật liệu linh hoạt và được sử dụng rộng rãi, cho nên không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên,...
08:03 - 27/11/2024
468 lượt xem