213
/
74309
Hơn 140 công ty Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen
hon-140-cong-ty-trung-quoc-bi-my-dua-vao-danh-sach-den
news

Hơn 140 công ty Trung Quốc bị Mỹ đưa vào danh sách đen

Thứ 5, 30/05/2019 | 18:21:11
808 lượt xem

Ngoài Huawei, có 143 cá nhân và tổ chức khác của Trung Quốc nằm trong danh sách đen mà Mỹ cho rằng gây rủi ro tới an ninh quốc gia.

Danh sách đen của Mỹ có tên gọi chính thức là "Danh sách thực thể", xác định các tổ chức và cá nhân được cho là có liên quan hoặc có nguy cơ đáng kể vào các hoạt động trái với lợi ích đối ngoại hoặc an ninh của Mỹ. 143 thực thể Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách này, dựa trên đánh giá từ 281 trang tài liệu được xem xét bởi Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ.

Huawei cùng với 143 thực thể Trung Quốc khác bị Mỹ đưa vào danh sách đen. 

Danh sách của BIS được xem xét và sửa đổi liên tục, trong đó ngày 15/5, Huawei có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) và 68 chi nhánh khác không thuộc Mỹ, xuất hiện trong danh sách đen của Mỹ. Các tổ chức, cá nhân thuộc "Danh sách thực thể" phải xin giấy phép từ BIS trước khi mua phần mềm, công nghệ từ Mỹ. Tuy nhiên, theo SCMP, hầu hết các đơn xin này sẽ bị từ chối.

Đa số các thực thể Trung Quốc bị Mỹ cấm hoạt động trong các lĩnh vực như điện tử, hàng không, chất bán dẫn, kỹ thuật và vật liệu công nghệ cao. Bao gồm, Viện Thiết bị điều khiển tự động Bắc Kinh, Viện Nghiên cứu công nghệ hàng không Bắc Kinh, Viện Máy điện Bắc Kinh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học Trung Quốc hay Tập đoàn công nghệ điện tử Trung Quốc.

Một số nhà phân phối linh kiện công nghệ cao đến từ Trung Quốc cũng nằm trong danh sách này như Tenco Technology, Avin Electronics, Multi-Mart Electronics. Ngoài ra còn có các tổ chức học thuật lớn như Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh, Đại học Công nghệ Quốc phòng, Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử...

Chính phủ Mỹ đang cân nhắc bổ sung các nhà cung cấp hệ thống giám sát như Dahua Technology, Hikvision Digital, Megvii, Meiya Pico và iFlytek vào "Danh sách thực thể".

Khởi đầu từ một tranh chấp thương mại, Washington đơn phương áp đặt thuế quan và châm ngòi cho các khoản thuế trả đũa từ Bắc Kinh. Cuộc chiến đã leo thang thành chiến dịch rộng lớn và làm tê liệt các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc bằng cách cắt quyền tiếp cận công nghệ với Mỹ. Ngay cả những công ty không phải của Mỹ nhưng có sử dụng công nghệ Mỹ cũng có thể bị cấm cung cấp cho các công ty Trung Quốc.

Năm ngoái, chính quyền Mỹ ra lệnh cấm làm tê liệt hoạt động kinh doanh của công ty thiết bị viễn thông ZTE, buộc công ty Trung Quốc phải nộp phạt 1,2 tỷ USD, thay thế các cán bộ quản lý cấp cao và chịu sự giám sát của Mỹ.

Theo Bảo Anh/VnExpress

(Nguồn SCMP)

  • Từ khóa

Trường đại học làm chatbot AI cố vấn học tập cho sinh viên

Ngoài chatbot AI, còn có nhiều công nghệ mới đang được áp dụng trong giảng dạy và quản lý tại các trường đại học TP.HCM.
07:11 - 09/05/2024
38 lượt xem

Người dùng iPhone cần lưu ý điều này để tránh bị lừa đảo

Ngoài các thủ đoạn giả mạo ngân hàng, công ty tài chính, Home Credit cũng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới là "vay tiền bằng iCloud", nhắm để những người xài...
16:40 - 08/05/2024
398 lượt xem

MacBook Air M3 giảm giá cả triệu đồng

Chưa đầy một tháng từ khi lên kệ tại Việt Nam, giá MacBook Air M3 13 inch lẫn 15 inch đã giảm tới cả triệu đồng mỗi model, hiện thấp nhất từ 26,9 triệu...
15:30 - 08/05/2024
408 lượt xem

Dạy đại trà AI cho học sinh: Cần nhưng không vội

Các chuyên gia giáo dục đưa ra một số quan điểm xung quanh việc có nên đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy đại trà cho học sinh?
14:53 - 08/05/2024
427 lượt xem

Trung Quốc: Cơ chế bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột do béo phì

Chế độ ăn nhiều chất béo (HFD) được coi là yếu tố nguy cơ đối với sự tiến triển của một số căn bệnh ung thư, phần lớn là do những tác động gây phá vỡ của...
11:16 - 08/05/2024
510 lượt xem