190
/
87147
Cẩn thận mắc bệnh 'phá nát' phổi vì những món nướng 'ngon cháy lưỡi'
can-than-mac-benh-pha-nat-phoi-vi-nhung-mon-nuong-ngon-chay-luoi
news

Cẩn thận mắc bệnh 'phá nát' phổi vì những món nướng 'ngon cháy lưỡi'

Thứ 4, 26/02/2020 | 19:47:31
715 lượt xem

Tôm, cua hay ốc nướng là món ăn khoái khẩu của khá nhiều người. Thế nhưng ít ai biết rằng, nếu ăn những món này khi chưa được nướng chín hoàn toàn, có thể khiến người ăn nhiễm bệnh sán lá phổi cực kỳ nguy hiểm.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Nếu người ăn phải cua, tôm nướng, chưa được nấu chín, có nang trùng sán lá phổi, nang trùng sẽ tới ruột non, chui qua ống tiêu hóa tới xoang bụng, ở lại xoang bụng khoảng 30 ngày và sau đó đi xuyên qua màng phổi từng đôi một, phát triển lớn lên thành sán trưởng thành ký sinh ở phổi.

Sau đó, sán trưởng thành lại đẻ trứng, trứng theo đờm ra ngoài và một chu kỳ sán mới lại bắt đầu.

Sán lá phổi không những gây bệnh cho người mà còn gây bệnh cho nhiều loài động vật khác như chó, mèo, lợn, cáo, chồn, chuột... Bệnh phân bố chủ yếu tại các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Philippine, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Campuchia...

Những loại ốc, cua, tôm là vật chủ trung gian truyền bệnh của bệnh sán lá phổi có mặt ở hầu hết mọi nơi, nhưng ở những nơi người dân có tập quán ăn cua, tôm nướng... (chưa đảm bảo độ chín để diệt sán) hoặc ăn gỏi tôm, cua, ăn gạch cua sống, uống nước cua sống để chữa bệnh... thì tỷ lệ bị nhiễm bệnh cao hơn hẳn.

Cẩn thận mắc bệnh 'phá nát' phổi vì những món nướng 'ngon cháy lưỡi'  - ảnh 1

Những loại ốc, cua, tôm là vật chủ trung gian truyền bệnh của bệnh sán lá phổi có mặt ở hầu hết mọi nơi, nhưng ở những nơi người dân có tập quán ăn cua, tôm nướng... (chưa đảm bảo độ chín để diệt sán) hoặc ăn gỏi tôm, cua, ăn gạch cua sống, uống nước cua sống để chữa bệnh... thì tỷ lệ bị nhiễm bệnh cao hơn hẳn. Ảnh minh họa: Internet 

Biểu hiện của bệnh sán lá phổi

Theo các bác sĩ, sán lá phổi gây bệnh cho người, động vật (chó, mèo, lợn, cáo, chồn, chuột...). Biểu hiện khi mới mắc là bệnh nhân mệt mỏi, sốt nhẹ, mẩn ngứa.

- Khi ấu trùng di trú trong khoang phúc mạc sẽ thấy đau bụng, đau thượng vị, tiêu chảy.

- Khi ấu trùng xuyên qua cơ hoành, di trú ở màng phổi sẽ gâu đau ngực (hai bên). Sau đó hay ho khan, khạc đờm lẫn máu, hoặc màu đen… hay xảy ra vào buổi sáng, tái diễn nhiều lần và dễ nhầm với lao phổi, ung thư phổi.

- Khi bị nhiễm sán lá phổi, cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị tích cực kịp thời. Quản lý chặt và xử lý tốt chất thải của người bệnh để ngăn chặn mầm bệnh lây lan.

- Tuyệt đối không ăn tôm, cua nước ngọt nướng, tái, chưa được nấu chín.

Cẩn thận mắc bệnh 'phá nát' phổi vì những món nướng 'ngon cháy lưỡi'  - ảnh 2

Kinh nghiệm để ăn tôm, cua, ốc nướng trước hết là cần tỉnh táo khi chọn tôm, cua, ốc. Các loài thủy sản này chết, ươn rất nhanh bị nhiễm khuẩn, do đó khi ăn ở hàng quán vỉa hè nên tìm cách kiểm tra trước khi nướng và giám sát chế biến đúng cách, đảm bảo chế biến vệ sinh, nướng chín… để giảm nguy cơ bị ngộ độc. Ảnh minh họa: Internet 

Chú ý khi ăn tôm, cua, ốc nướng

Kinh nghiệm để ăn tôm, cua, ốc nướng trước hết là cần tỉnh táo khi chọn tôm, cua, ốc. Các loài thủy sản này chết, ươn rất nhanh bị nhiễm khuẩn, do đó khi ăn ở hàng quán vỉa hè nên tìm cách kiểm tra trước khi nướng và giám sát chế biến đúng cách, đảm bảo chế biến vệ sinh, nướng chín… để giảm nguy cơ bị ngộ độc.

- Bọc thực phẩm vào lá chuối, giấy thiếc rồi nướng.

- Chọn vỉ nướng làm bằng gốm, thép không rỉ. Tuyệt đối không dùng vỉ nhôm vì khi nướng sẽ tạo ra chất độc hại. Nên nướng ở nhiệt độ thấp, hoặc vừa phải để hạn chế khói. Thường xuyên quay vỉ để món nướng chín đều.

- Dùng các loại nước ướp gia vị (dầu ôliu, nước cốt cam/quýt) vì làm giảm các yếu tố gây ung thư tới 99%, lại tăng hương vị.

- Hạn chế quét dầu, mỡ vì khi chảy xuống lửa sẽ sinh ra chất độc và bám vào thực phẩm. Khi ăn cần bỏ hết những phần bị cháy sém vì dễ có chất độc.

- Nướng trên than hoa nên để than cháy hết (không còn khói) mới cho tôm cua ốc lên nướng. Có thể dùng lá chuối, giấy thiếc bọc rồi nướng để tránh bị sém, khét. Nên nướng bằng lò vi sóng, hoặc lò nướng vì dễ điều chỉnh nhiệt độ và thời gian, dịch tiết sẽ không có khói và món ăn không bị ám mùi khói.

- Tuyệt đối không nướng tôm, cua, ốc chết, hoặc sắp chết, hoặc nướng đã lâu vì chúng nhanh bị ô nhiễm, sinh ra độc tố nguy hiểm. Cũng không nên ăn hải sản sống, tái để tránh mắc sán, một số bệnh về mắt, tiêu hóa, hoặc gây ho ra máu, co giật…

- Một số loài thủy hải sản vào những mùa nhất định trong năm có nguy cơ nhiễm độc (cá nóc, sao biển, sứa…), do đó cần lưu ý về thời gian sinh sản của chúng để tránh bị ngộ độc khi ăn.

- Cách ăn tôm, cua, ốc an toàn nhất, tránh đau bụng là luộc, hoặc hấp trước khi nướng.

Theo Tiền phong

https://www.tienphong.vn/suc-khoe/can-than-mac-benh-pha-nat-phoi-vi-nhung-mon-nuong-ngon-chay-luoi-1523736.tpo


  • Từ khóa

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
6 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
51 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
98 lượt xem

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
459 lượt xem

Nắng nóng gay gắt: Làm gì để bảo vệ sức khỏe, hạn chế sốc nhiệt?

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, người dân cần hạn chế ra đường trong những khung giờ cao điểm, bổ sung đủ nước, không chuyển môi trường đột ngột từ...
15:30 - 02/05/2024
469 lượt xem