190
/
56020
6 lưu ý chăm trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
6-luu-y-cham-tre-suy-dinh-duong-thap-coi
news

6 lưu ý chăm trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Thứ 3, 12/12/2017 | 11:41:57
659 lượt xem

Bố mẹ nên xây dựng khẩu phần phù hợp, chọn sữa dễ tiêu hóa, chủng ngừa đầy đủ... cho bé suy dinh dưỡng thấp còi.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi là nỗi lo của cả gia đình. Đa số trẻ khởi đầu bằng tình trạng biếng ăn, sau đó chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao và suy giảm chức năng miễn dịch. Vấn đề cấp bách là hồi phục thể trạng cho bé, cha mẹ cần phải kiên trì và có kiến thức dinh dưỡng khoa học.

Lên khẩu phần ăn phù hợp với lứa tuổi

Nóng vội cho trẻ ăn dặm sớm, số bữa quá nhiều so với tháng tuổi, ít đa dạng thực phẩm…là những sai lầm thường gặp gây biếng ăn cho trẻ. Cha mẹ tham khảo bảng hướng dẫn dưới đây để giúp trẻ vui vẻ đón nhận bữa ăn:

Tháng tuổi
Chế độ ăn
6 tháng đầu đời
Bú mẹ hoàn toàn
Tròn 6 tháng
Bú mẹ nhiều lần; ăn dặm bột một bữa mỗi ngày; bột pha từ loãng đến đặc; ăn từ ít đến nhiều.
8-9 tháng
Bú mẹ nhiều lần; ăn 2 chén bột sệt có đủ 4 nhóm thực phẩm; ăn thêm trái cây tươi, sữa chua.
10-12 tháng
Bú mẹ ít nhất 3-4 lần mỗi ngày; ăn 3 chén bột đặc hoặc cháo đặc có đủ 4 nhóm thực phẩm; ăn thêm trái cây tươi, các sản phẩm làm từ sữa (sữa chua, phô mai...)
1-2 tuổi
Sữa mẹ vẫn cung cấp khoảng 20% nhu cầu năng lượng và các dưỡng chất cho trẻ. Ăn 3 chén cháo đặc có đủ 4 nhóm thực phẩm; trái cây tươi và chế phẩm  từ sữa (sữa chua, phô mai, flan...)
Trên 2 tuổi
Ăn 3 bữa chính cùng gia đình; khuyến khích uống thêm 500-600ml sữa mỗi ngày; trái cây tươi và chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, flan...)

Chọn sữa cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thường biếng ăn, tiêu hóa kém, chậm tăng chiều cao, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng... Mẹ nên chọn loại sữa dễ tiêu hóa (một phần chất béo sữa là MCT), có bổ sung đầy đủ các dưỡng chất hỗ trợ trẻ tăng miễn dịch và bắt kịp đà tăng trưởng (lysine, taurin, vitamin A, D, E, C) và có hàm lượng canxi, sắt, kẽm đáp ứng nhu cầu khuyến nghị.

polyad

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi thường biếng ăn, tiêu hóa kém, chậm cao, dễ mắc bệnh nhiễm trùng... Ảnh: Shutterstock

Ưu tiên thực phẩm sạch, an toàn

Thực phẩm dùng cho trẻ phải sạch, đã qua kiểm dịch và có thể truy xuất được nguồn gốc. Mẹ nên lưu ý cách chế biến và bảo quản để tránh làm mất các dưỡng chất trong thực phẩm. Dùng nước sạch để nấu thức ăn và rửa các dụng cụ, chén, ly cho trẻ. Ngoài ra, cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và lúc cho trẻ ăn.

Chủng ngừa đầy đủ phòng bệnh nguy hiểm

Trẻ cần được chủng ngừa theo chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng các bệnh lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm gan siêu vi B. Mẹ cũng nên cho trẻ chủng ngừa thêm các văcxin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu, viêm màng não do Hemophilus influenza, viêm não Nhật Bản B, thủy đậu, quai bị, rubella và tiêu chảy cấp do rota virus.

Điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ

Khi trẻ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám bệnh sớm. Điều này giúp trẻ không bị mất sức do ốm đau kéo dài, nhanh khỏi, tránh nguy cơ biến chứng, phải dùng kháng sinh hoặc thuốc điều trị liều cao. Cha mẹ không nên tự mua thuốc về cho trẻ uống, mà nên theo chỉ định của bác sĩ.

Theo dõi chiều cao, cân nặng định kỳ

Theo dõi định kỳ giúp phát hiện sớm các rối loạn dinh dưỡng. Trẻ dưới 24 tháng tuổi tăng trưởng nhanh, chế độ ăn thay đổi liên tục, vì vậy, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cần được cân đo và khám tư vấn dinh dưỡng mỗi tháng. Sau 2 tuổi, thời gian theo dõi có thể giãn ra 2-3 tháng một lần.

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Hương
Nguyên Trưởng khoa dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM

  • Từ khóa

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
378 lượt xem

Nắng nóng gay gắt: Làm gì để bảo vệ sức khỏe, hạn chế sốc nhiệt?

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, người dân cần hạn chế ra đường trong những khung giờ cao điểm, bổ sung đủ nước, không chuyển môi trường đột ngột từ...
15:30 - 02/05/2024
389 lượt xem

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

Việc giảm cân nhanh theo "thần dược" quảng cáo trên mạng chẳng những không giải quyết tận gốc mà còn đem lại nhiều hệ lụy
11:30 - 02/05/2024
518 lượt xem

Phát hiện lượng chì và urani cao bất thường ở thanh thiếu niên hút thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử đang khiến thanh thiếu niên tiếp xúc nhiều hơn với chì và urani, những chất có thể ảnh hưởng xấu đến não, thận, phổi...
07:36 - 02/05/2024
596 lượt xem

Loại cá nhiều DHA như cá hồi nhưng rẻ và sẵn có hơn

Từ lâu các món ăn từ loại cá này luôn được nhiều người yêu thích. Mỗi 100g thịt cá chứa khoảng 1,3-1,8g DHA.
10:01 - 01/05/2024
1,116 lượt xem