208
/
142533
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương lý giải việc nên có Quỹ phòng thủ dân sự
thuong-tuong-nguyen-tan-cuong-ly-giai-viec-nen-co-quy-phong-thu-dan-su
news

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương lý giải việc nên có Quỹ phòng thủ dân sự

Thứ 3, 14/02/2023 | 20:16:00
1,973 lượt xem

Giải trình về Quỹ phòng thủ dân sự, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cho rằng thảm họa, sự cố khi xảy ra ảnh hưởng rất lớn nên cần nguồn lực giải quyết vấn đề cấp thiết ban đầu.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương lý giải việc nên có Quỹ phòng thủ dân sự - Ảnh 1.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Ảnh: PHẠM THẮNG

Chiều 14-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật phòng thủ dân sự.

Nhiều ý kiến khác nhau về Quỹ phòng thủ dân sự

Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho hay vấn đề về Quỹ phòng thủ dân sự có 2 loại ý kiến.

Loại ý kiến thứ nhất đề nghị có Quỹ phòng thủ dân sự như Chính phủ trình để chủ động trong nguồn lực ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh…

Ngược lại, loại ý kiến thứ hai đề nghị bỏ quy định về Quỹ phòng thủ dân sự bởi nhiệm vụ chi của quỹ này có thể trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách; hiệu quả không cao vì khi xảy ra thiên tai sẽ cần kinh phí rất lớn. Vì thế nếu để số dư ở mức nhỏ sẽ không đáp ứng được yêu cầu, nếu dư quỹ lớn sẽ lãng phí vì không thường xuyên sử dụng…

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội và các cơ quan có liên quan, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị không quy định Quỹ phòng thủ dân sự, mà thiết kế phương án linh hoạt hơn về việc hình thành quỹ trong trường hợp thật sự cần thiết.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh xây dựng 2 phương án xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong đó, phương án 1 giữ quy định về Quỹ phòng thủ dân sự như dự thảo Chính phủ trình.

Phương án 2 sửa điểm b khoản 2 điều 43 (tài chính, lực lượng, phương tiện, dự trữ cho phòng thủ dân sự) thành:

“Trong trường hợp cấp bách, Thủ tướng quyết định thành lập quỹ theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác cho hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố”.

Ông Tới nói việc chỉnh sửa này xuất phát từ kinh nghiệm của việc thành lập Quỹ vắc xin thời gian qua, thể hiện sự linh hoạt trong huy động kịp thời nguồn lực cho các tình huống đặc biệt cấp bách.

Nêu ý kiến sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành phương án 2.

Theo ông, phương án như Chính phủ trình sẽ không phù hợp với Luật ngân sách, bởi hằng năm ngân sách thường xuyên đã bố trí cả nguồn dự toán ngân sách và nguồn dự phòng để thực hiện các nhiệm vụ chi cho phòng chống thiên tai, dịch bệnh…

Nhiệm vụ chi của Quỹ phòng thủ dân sự trong một số trường hợp có thể trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

“Hai quỹ không thể trùng một nội dung chi”, ông Tùng nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng lập Quỹ phòng thủ dân sự và nguồn vốn căn bản cho quỹ này cần ưu tiên trong 10% ngân sách dự phòng của các địa phương. Nếu được thì nên luật hóa quy định này trong dự thảo.

Thành lập quỹ nhưng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch

Báo cáo giải trình tại phiên họp, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - cho rằng 2 phương án đưa ra thực ra là việc lập quỹ trước hay sau khi xuất hiện thảm họa, sự cố.

Nhấn mạnh việc thành lập quỹ là cần thiết, theo Thượng tướng Cương, hoạt động phòng thủ dân sự có phạm vi rất rộng, liên quan nhiều lĩnh vực và khi xảy ra thảm họa, sự cố gây ảnh hưởng rất lớn.

Vì vậy, nếu có một nguồn lực trong tay, khi các sự cố xảy ra sẽ có ngay điều kiện để sử dụng, giải quyết những vấn đề cấp thiết.

“Thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria lớn như vậy. Nếu không có nguồn lực ngay lúc đầu rất khó để đáp ứng. Ngay cả quốc gia, tổ chức quốc tế viện trợ cũng phải mất một thời gian chứ không thể có được ngay”, ông Cương dẫn chứng.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu thêm, để tích hợp thêm nội dung của phương án 2 vào phương án 1 để linh hoạt thực hiện.

Còn việc sử dụng thế nào để quỹ này bảo đảm minh bạch, không trùng lắp với quỹ khác thì cần xây dựng quy chế.

Kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ việc quỹ có trước hay có sau thì tiếp tục xin ý kiến.

Tinh thần là thành lập nhưng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và sử dụng có hiệu quả.

Theo Thành Chung/ Tuổi Trẻ

https://tuoitre.vn/thuong-tuong-nguyen-tan-cuong-ly-giai-viec-nen-co-quy-phong-thu-dan-su-20230214162318403.htm

  • Từ khóa

Tấn công mạng tăng mạnh, Thủ tướng quán triệt các bước ứng phó sự cố

Trường hợp xảy ra sự cố tấn công mạng, Thủ tướng yêu cầu báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc...
08:30 - 08/04/2024
2,172 lượt xem

Công an làm việc với 4 nữ sinh bạo hành, làm nhục bạn ở Kon Tum

Cơ quan chức năng đã xác định được 4 học sinh bắt một nữ sinh khác quỳ, tát vào mặt, xảy ra tại huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
15:44 - 02/04/2024
1,927 lượt xem

Phát hiện gần 4.000 cây thuốc phiện trong rừng sâu ở Lạng Sơn

Qua công tác nắm tình hình, Công an tỉnh Lạng Sơn mới phát hiện, phá nhổ gần 4.000 cây thuốc phiện trồng trong rừng sâu, cách khu dân cư 3-4 giờ đi...
08:21 - 24/02/2024
2,172 lượt xem

Triệt xóa băng nhóm thị uy đường phố với giáo mác, tuýp sắt

Công an thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình vừa triệt xóa băng nhóm dùng giáo mác, tuýp sắt để thị uy ngoài đường phố gây mất an ninh trật tự.
15:30 - 12/01/2024
1,961 lượt xem

Việt Á trích hoa hồng đến 40%, giám đốc CDC Bắc Giang nhận 'cảm ơn' 2 sổ tiết kiệm 5 tỉ

Bị cáo Phan Thị Khánh Vân khai tổng số tiền Công ty Phan Anh được Việt Á trích phần trăm sau khi thanh toán hợp đồng cung ứng kit test là 44 tỉ. Bà Vân...
15:40 - 04/01/2024
2,068 lượt xem