205
/
98134
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam phải có tư duy vượt lên, không đi theo
bo-truong-nguyen-chi-dung-viet-nam-phai-co-tu-duy-vuot-len-khong-di-theo
news

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam phải có tư duy vượt lên, không đi theo

Thứ 3, 29/09/2020 | 16:10:25
338 lượt xem

"Việt Nam nhất thiết cần có được tư duy đột phá, quyết tâm và táo bạo, dám nghĩ, dám làm; Phải có tư duy vượt lên trước chứ nhất quyết không chịu đi theo, đi sau", Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Phát biểu tại Diễn đàn thường niên về "Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020 với chủ đề: Việt Nam - Hành động để phục hồi tăng trưởng nhanh theo hướng bền vững và bao trùm trong bối cảnh đại dịch Covid-19"  diễn ra tại Hà Nội sáng nay (29/9), Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận Việt Nam, từ một quốc gia kém phát triển, bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, tỷ lệ đói nghèo cao, đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành nước thu nhập trung bình (thấp) vào năm 2010.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam phải có tư duy vượt lên, không đi theo - 1

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển Việt Nam 2020

"Quy mô nền kinh tế hiện nay đã tăng hơn 40 lần so với năm 1990. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ khoảng 100 USD trước năm 1990 lên gần 2.800 USD. Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, những thành tựu trên đang bị đe dọa bởi thách thức lớn đến từ đại dịch Covid -19. Đại dịch đã ảnh hưởng tới tất cả các ngành lĩnh vực, đặc biệt tới ngành dịch vụ, vận tải, du lịch, ăn uống, lưu trú... Nhiều doanh nghiệp đã buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động; hàng loạt lao động bị mất, thiếu việc làm, thu nhập bị giảm sâu, gây khó khăn cho việc bảo đảm an sinh, ổn định xã hội.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những hạn chế, yếu kém nội tại của một nền kinh tế đang phát triển với mức thu nhập trung bình thấp, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn, lao động giá rẻ và khu vực đầu tư nước ngoài. Do đó, trong trung và dài hạn, vượt qua bẫy thu nhập trung bình, thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia khác, giải quyết các thách thức môi trường, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ... là những nhiệm vụ lớn đặt ra cho Việt Nam.

Trong ngắn hạn, Việt Nam cần nhanh chóng phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tận dụng hiệu quả các cơ hội phát triển xuất hiện từ khi xảy ra đại dịch Covid -19.

Để ứng phó với những khó khăn, thách thức trên, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, Việt Nam cần tận dụng tối đa những lợi thế, nhận diện rõ ràng các cơ hội đang có.

Từ góc độ của Việt Nam cũng như đánh giá của giới phân tích quốc tế, Bộ KH&ĐT nhận thấy, Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng để chuyển mình phát triển nhanh và bền vững.

"Tiềm năng đất nước, bối cảnh phát triển mới, đặc biệt là bối cảnh “hậu Covid-19” và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang tạo ra cơ hội thuận lợi để tái cơ cấu, chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình hướng tới tăng trưởng nhanh, bền vững và bao trùm", người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận.

Theo Bộ trưởng Dũng, với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA và CPTPP, Việt Nam đang có cơ hội lớn để hội nhập, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất thế giới, lựa chọn các dự án FDI có chất lượng để tiến lên các nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

"Cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi số cũng đang rộng mở, đặc biệt khi kinh tế không tiếp xúc, thương mại điện tử của Việt Nam đã tạo được những bước phát triển nhanh trong đại dịch", Bộ trưởng KH&ĐT nói.

Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh: Việt Nam phải chủ động đưa ra đường hướng chiến lược, các quyết sách cho tương lai phát triển của đất nước. Đặc biệt, để khắc phục tồn tại, khó khăn và tận dụng được những tiềm năng và cơ hội đề cập ở trên, chúng ta nhất thiết cần có được tư duy đột phá, quyết tâm và táo bạo, dám nghĩ, dám làm; phải có tư duy vượt lên trước chứ nhất quyết không chịu đi theo, đi sau.

Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể nắm chặt lấy các cơ hội, bắt kịp, tiến cùng sự phát triển của thế giới. Ngược lại, nếu không nhanh chóng tận dụng thời cơ và đổi mới tư duy, thì nguy cơ tụt hậu, khoảng cách phát triển của Việt Nam với các quốc gia sẽ ngày càng lớn hơn", ông Dũng nhấn mạnh.

Theo Dân trí

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/bo-truong-nguyen-chi-dung-viet-nam-phai-co-tu-duy-vuot-len-khong-di-theo-20200929114746215.htm#dt_source=Home&dt_campaign=Cover&dt_medium=1

  • Từ khóa

Thủ tướng đề nghị Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Thủ tướng cho rằng, việc Mỹ sớm dỡ bỏ hạn chế về xuất khẩu công nghệ cao, công nhận nền kinh tế thị trường sẽ tháo gỡ nút thắt để thúc đẩy hợp tác Việt...
18:56 - 27/11/2024
224 lượt xem

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng Thủ đô Hà Nội "gương mẫu, đi đầu của cả nước"

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, kỳ vọng Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển ổn định, ngày càng xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại
19:10 - 27/11/2024
239 lượt xem

Quốc hội chốt bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Tại Luật Bảo hiểm y tế mới được thông qua quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên...
15:17 - 27/11/2024
339 lượt xem

Quốc hội "chốt" chi hơn 122.000 tỉ đồng cho phát triển văn hoá

Kinh phí thực hiện chương trình phát triển văn hoá giai đoạn 2025 - 2030 được Quốc hội quyết nghị tối thiểu là 122.250 tỉ đồng
10:05 - 27/11/2024
435 lượt xem

Quốc hội chốt duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn mới quy định duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2% và sửa đổi, bổ sung các quy định làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công...
09:24 - 27/11/2024
454 lượt xem