205
/
87096
Đề xuất bổ sung quy định xử lý kỷ luật cán bộ nghỉ hưu
de-xuat-bo-sung-quy-dinh-xu-ly-ky-luat-can-bo-nghi-huu
news

Đề xuất bổ sung quy định xử lý kỷ luật cán bộ nghỉ hưu

Thứ 4, 26/02/2020 | 07:43:44
428 lượt xem

Dự thảo Nghị định của Bộ Nội vụ bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật hành chính đối với người đã nghỉ hưu có vi phạm trong thời gian công tác.

Trên cơ sở quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (Luật số 52/2019/QH14) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Bộ Nội vụ đã dự thảo Tờ trình và dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

de xuat bo sung quy dinh xu ly ky luat can bo nghi huu hinh 1

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định còn có ý kiến khác nhau. Cụ thể, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định đối với cán bộ có 4 hình thức kỷ luật là: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức bộ máy (như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương) chỉ quy định về bãi nhiệm mà không có quy định về hành vi vi phạm, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với các trường hợp xử lý bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ cấp xã.

Điều này tạo khoảng trống pháp lý, gây khó khăn trong công tác xử lý kỷ luật cán bộ, chưa bảo đảm nguyên tắc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng không thay thế xử lý kỷ luật hành chính.

Vấn đề này, Bộ Nội vụ thống nhất việc bổ sung quy định xử lý cán bộ trong Nghị định để giải quyết những vướng mắc từ thực tiễn thực hiện; đồng thời, cũng nhằm mục đích thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bổ sung quy định xử lý kỷ luật cán bộ nghỉ hưu

Về cách thức quy định hiện còn 2 loại ý kiến khác nhau. Trong đó, loại ý kiến thứ nhất, đề nghị chỉ quy định việc áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý kỷ luật đối với một số trường hợp cán bộ có hành vi vi phạm mà pháp luật và điều lệ chưa quy định, không bổ sung quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử lý kỷ luật, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật riêng đối với đối tượng là cán bộ.

Hiện nay, các quy định chỉ vướng đối với đội ngũ cán bộ hoạt động chuyên trách, giữ chức vụ, chức danh bầu cử tại các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). Đối với cán bộ công tác tại các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thì không gặp khó khăn, vướng mắc.

Vì vậy, nếu bổ sung quy định riêng đối với đối tượng là cán bộ đang công tác tại các cơ quan dân cử thì về kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ sẽ phân hóa thành hai cơ chế riêng. Pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính cũng đã có quy định riêng đối với hình thức bãi nhiệm đối với các chức danh do bầu cử, nếu quy định ở Nghị định này sẽ khó bảo đảm nhất quán.

Bên cạnh đó, người giữ các chức danh do bầu cử hoạt động chuyên trách đều là đảng viên, do đó thông thường sẽ thực hiện quy định kỷ luật đảng trước, chính quyền sau. Khi đó, đã có hình thức xử lý kỷ luật đảng, kết luận của cơ quan có thẩm quyền và việc xử lý kỷ luật hành chính cần đơn giản về trình tự, thủ tục.

Loại ý kiến thứ 2 đề nghị quy định cụ thể các nội dung về xử lý kỷ luật (bao gồm hành vi vi phạm, trình tự, thủ tục áp dụng, thẩm quyền áp dụng) đối với tất cả cán bộ có hành vi vi phạm, bao gồm cả cán bộ công tác trong hệ thống đảng, đoàn thể, chính quyền để bảo đảm thống nhất.

Dự thảo Nghị định được Bộ Nội vụ xây dựng và trình Chính phủ thể hiện theo phương án 1.

Dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định áp dụng xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác. Đồng thời bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật hành chính đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của người đã nghỉ việc, nghỉ hưu được thực hiện sau khi có quyết định xử lý kỷ luật về đảng.

Bộ Nội vụ nhận thấy, quy định như dự thảo là bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và bảo đảm thực hiện đúng quy định được giao. Thực tế cho thấy, hầu hết các vị trí lãnh đạo trong hệ thống đảng, đoàn thể, chính quyền các cấp hiện này đều là đảng viên. Những sai phạm nghiêm trọng hầu hết đều ở những người đã từng giữ vị trí lãnh đạo. Vì vậy, việc giới hạn kỷ luật hành chính sau khi kỷ luật đảng đối với đối tượng này là cần thiết, bảo đảm tính răn đe và phù hợp với quy định của Đảng. Hơn nữa, quy định như dự thảo sẽ tránh phức tạp về trình tự, thủ tục, thẩm quyền do đã có kết luận về sai phạm, hình thức xử lý kỷ luật cũng đã được xác định rõ và do đó không phải thực hiện các quy định về thành lập Hội đồng kỷ luật, triệu tập họp… rất khó khả thi.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng quy định xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thực hiện sau khi xử lý kỷ luật đảng là giới hạn đối tượng bị xử lý kỷ luật so với Luật. Theo đó những người là cán bộ, công chức, viên chức nhưng không phải là đảng viên nay đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác sẽ không xử lý kỷ luật hành chính./.

Theo VOV.VN

https://vov.vn/chinh-tri/de-xuat-bo-sung-quy-dinh-xu-ly-ky-luat-can-bo-nghi-huu-1014560.vov

  • Từ khóa

Khai mạc hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ

Sáng 13/1/2025, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc...
09:56 - 13/01/2025
1 lượt xem

Thủ tướng Mikhail Mishustin thăm Việt Nam: Triển vọng tăng cường hợp tác Nga - Việt

Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko cho biết, trong chuyến thăm Việt Nam tới đây của Thủ tướng Mikhail Mishustin, dự kiến hai bên sẽ thảo luận về triển...
08:54 - 13/01/2025
38 lượt xem

Thống nhất giảm 5 bộ, cơ quan chưa giảm 15-20% đầu mối bên trong phải làm lại phương án

Chính phủ thống nhất phương án để trình cấp có thẩm quyền về cơ cấu tổ chức của Chính phủ về việc giảm các bộ và cơ quan ngang bộ.
19:36 - 12/01/2025
350 lượt xem

Thủ tướng: Mỗi tháng phải làm được 24.000 căn để xóa nhà tạm, dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong khoảng 350 ngày đến hết năm 2025, tính trung bình mỗi tháng phải làm được 24.000 căn nhà để xóa nhà tạm, dột...
20:24 - 12/01/2025
341 lượt xem

Sau hợp nhất, giảm 5 bộ, thêm 1 bộ mới

So với phương án trước đó, tên gọi của các bộ sau khi hợp nhất có sự thay đổi. Dự kiến Chính phủ có 14 bộ, trong đó có 5 bộ hợp nhất được giữ nguyên tên...
15:20 - 12/01/2025
646 lượt xem